Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Vụ lùm xùm tại dự án Tricon Towers lên báo nước ngoài

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Sự kiện chủ đầu tư dự án Tricon Tower "ẵm" tiền bỏ trốn không chỉ được báo giới trong nước quan tâm mà ngay cả nhiều hãng tin lớn của Mỹ, trong đó có hãng tin AP cũng bám sát đưa tin.


    [/tomtat]
[chitiet]
Tricon Towers mới xong móng và tầng hầm

Bài viết trên AP xoay quanh dự án Tricon Towers, tại khu đô thị Bắc An Khánh, Hà Nội, của công ty đầu tư Minh Việt mà báo giới trong nước đã đề cập nhiều những tháng qua, sau khi chủ đầu tư là ông Edward Chi, ôm tiền bỏ trốn.

Khi “bong bóng” trên thị trường BĐS bắt đầu vỡ, Edward Chi vẫn hứa hẹn với các nhà đầu tư rằng dự án xây dựng các căn hộ hào nhoáng của họ vẫn đang đi đúng hướng. Doanh nhân này thậm chí còn "hùng hồn" tuyên bố ông sẵn sàng bán các BĐS của mình tại California để hoàn trả tiền cho khách hàng, nếu việc xây dựng dự án bị trì hoãn.

Thế nhưng, thật trớ trêu thay, vị giám đốc đã "nuốt" lời và "chuồn thẳng" sau khi có cuộc họp đầy cam go với khách hàng, bỏ lại sau lưng những cọc móng hoen gỉ và ít nhất 128 nhà đầu tư giận dữ. Nhiều người trong số này đã góp vốn tới 150.000 đôla Mỹ, với mong muốn sẽ trở thành chủ nhân của những căn hộ hiện đại khi dự án hoàn thành. 

Hiện, phía cảnh sát cho biết họ vẫn chưa thể tìm ra tung tích của Edward Chi. Còn theo phóng viên AP, họ đã cố gắng liên hệ với ông Chi theo số điện thoại ở California mà ông đăng ký khi xin giấy phép kinh doanh cũng như qua gia đình và đồng nghiệp cũ của ông nhưng đều không thể liên hệ được.

Edward  Chi chỉ là một trong số hàng chục nhà đầu tư đổ xô vào thị trường BĐS Việt Nam cuối những năm 2000, khi nhà nước khuyến khích các ngân hàng cấp tín dụng cho các nhà đầu tư và chủ dự án nhằm kích cầu kinh tế. Nhiều chủ đầu tư không hề có kinh nghiệm về BĐS vẫn khởi công dự án rầm rộ. Thị trường trở nên sôi động hơn khi giới đầu cơ vào cuộc để tìm cách thâu tóm dự án và kiếm lời nhanh. Đây là nguyên nhân khiến giá BĐS tăng vọt.

Và hậu quả là, "đột nhiên tất cả dừng lại... hàng loạt những dự án ngừng thi công, đắp chiếu khắp nơi",  ông Marc Townsend, Giám đốc điều hành của Công ty CB Richard Ellis Group cho biết. 

Bài học kinh nghiệm từ rất nhiều quốc gia cho thấy, giá nhà khi đã giảm thì cũng không kém lúc tăng. Cách đây 3 năm, năm 2010, nền kinh tế Việt nam đã phải chứng kiến sự tuột dốc "không phanh" của giá BĐS. Có những nơi, giá nhà đất giảm tới 50%, hàng loạt dự án dừng vô thời hạn. Trong khi đó, các ngân hàng thì không mặn mà cho vay bởi gánh nặng nợ xấu. Vì vậy, vẫn không ai biết khi nào thị trường hồi phục.
Trải dài trên các con đường của thủ đô Hà Nội là những tòa nhà trọc trời, những khu phức hợp dang dở. Các chủ đầu tư bỏ trốn ngày càng nhiều. "Chúng tôi đã bị lừa" là câu nói đầy cay đắng của ông Trần Thanh Hải, một khách hàng đã góp vốn 180.000 đôla Mỹ để mua căn hộ 210 m2 tại dự án Tricon Towers.

Nhiều công ty môi giới BĐS cũng đang sống trong trạng thái lo sợ rằng những chủ đầu tư dự án khác rất có thể sẽ gây ra một cú sốc tương tự. Chính phủ hiện đã thành lập một công ty quản lý tài sản để mua các khoản nợ xấu nhưng ít người tin rằng biện pháp này đủ mạnh để "cứu" thị trường.

Các ngân hàng dường như vẫn không muốn chấp nhận thua lỗ, 
vẫn thích che giấu các khoản cho vay của mình và đánh cược vào khả năng kinh tế toàn cầu phục hồi sẽ giúp giá BĐS tăng. Hai năm sau khi khủng hoảng trở nên rõ ràng, vẫn chưa có khoản nợ xấu nào được bán và quy mô số nợ này trong hệ thống vẫn chưa có con số chính xác.

“Để thay đổi cần phải thừa nhận vấn đề hiện hữu nhưng ở đây người ta chưa nhận ra rằng đang có vấn đề”, Sameer Goyal, điều phối viên ngành tài chính và kinh tế tư nhân của ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết.

Edward Chi là một cái tên vốn nổi tiếng trong giới kinh doanh và đầu tư tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trước khi bỏ trốn vào năm ngoái. Một nhân viên môi giới BĐS cho biết, trước khi bước vào BĐS Chi chỉ kinh doanh bảo hiểm.

Công ty Minh Việt mà Edward Chi đảm nhận chức chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc hầu như không gặp khó khăn gì để thu hút nhà đầu tư khi ra mắt dự án tại Hà Nội khoảng giữa năm 2009. Khi ấy, dự án Tricon Towers được vẽ ra là những tòa tháp 44 tầng “siêu hiện đại”, với 734 căn hộ và sẽ giao nhà cuối năm 2011. 

Không chỉ nhận tiền đặt cọc của dự án Tricon Towes, Minh Việt sau đó còn tiếp thị và nhận tiền đặt cọc cho một dự án thứ hai nhìn ra vịnh Hạ Long, một điểm du lịch ở phía Bắc. Nhưng việc xây dựng dự án này lại chưa hề được tiến hành.
Một số người nếu có hoài nghi về uy tín của Chi lại bị đánh lừa bởi đối tác nước ngoài danh tiếng của Edward Chi. Chi đã được Coldwell Banker nhượng quyền và luôn sử dụng thương hiệu của hãng BĐS Mỹ trong quá trình quảng bá dự án. Tuy nhiên, phía Coldwell Banker cho biết đã hủy hợp đồng nhượng quyền với Chi năm 2012 và từ chối bình luận thêm. 
Một trong các nhà đầu tư, kỹ sư 37 tuổi Nguyễn Ngọc Tuấn đã đóng 180.000 đôla, gồm 80.000 đôla tiền tiết kiệm và 100.000 đôla vay ngân hàng với thế chấp là hợp đồng mua căn hộ tương lai với Minh Việt nói: "Lương của tôi và vợ tôi không đủ để trả lãi ngân hàng. Tôi đã đề nghị ngân hàng đóng băng khoản vay nhưng họ không đồng ý. Tôi sẽ không tiếp tục trả lãi nữa vì chúng tôi không có đủ tiền để nuôi gia đình."
Ông Trần Thanh Hải, một nhà đầu tư khác cũng bị mắc lừa với công ty Minh Việt cho biết, "Vào cuộc họp với khách hàng ngày 12/7/2012, ông Chi đã hứa sẽ trả lại tiền cho khách hàng bằng cách bán ngôi nhà của ông ở California nếu cần thiết. Tuy nhiên, chúng tôi kiểm tra trên Internet thì được biết, ngôi nhà đã được bán nhiều lần kể từ năm 2006 và chủ sở hữu cuối cùng không phải là Edward Chi". 
Hiện dự án này mới thi công xong phần hầm và móng và bỏ hoang, sắt thép đã hoen gỉ. Khu nhà trưng bày mô hình dự án trên đại lộ Thăng Long cũng bị bỏ hoang. Trụ sở Công ty CP Đầu tư Minh Việt đi thuê cũng đã bị tháo dỡ bảng tên.
Tuệ Minh




 [/chitiet]

Chủ Sky Garden bác thông tin bán dự án

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Chủ đầu tư dự án Skygarden khẳng định, không có việc mua bán (M&A) hay đàm phán với bất kỳ đối tác nào về dự án Sky Garden.

    [/tomtat]
[chitiet]Nằm trong chu kỳ suy thoái của nền kinh tế, thị trường bất động sản vì thế cũng đã gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp nợ vay lớn, tồn kho bất động sản ở mức cao,…dẫn tới việc phải cơ cấu lại danh mục đầu tư, bán hoặc liên kết hợp tác đầu tư các dự án.
Công trình Sky Garden đang xây phần thân
Gần đây thị trường M&A đang xôn xao về câu chuyện chủ đầu tư dự án Sky Garden gặp khó khăn về tài chính buộc phải bán dự án của mình. Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, đại diện Công ty TNHH Định Công – chủ đầu tư dự án, ông Nguyễn Đắc Huân, Giám đốc Marketing cho biết: “Khi nghe được tin dự án phải chào bán chúng tôi giật mình, sững sờ bởi dự án vẫn đang triển khai bình thường, hiện đã xây tới tầng 5”.
Ông Huân cũng khẳng định: “Thông tin Sky Garden được chào bán trên thị trường là sai lệch, chủ đầu tư không có cuộc đàm phán, hay gửi hồ sơ chào bán dự án cho bất cứ đơn vị, tổ chức, cá nhân nào.”
Khi được hỏi về vấn đề tài chính cho dự án, ông Huân cho rằng hiện chủ đầu tư vẫn đang triển khai dự án bình thường, và đã xây phần kết cấu thân đến tầng 5. Toàn bộ phần vốn đổ vào dự án cho đến nay đều được sử dụng từ vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư và từ việc huy động vốn từ khách hàng, tổng giá trị cho đến nay vào khoảng 400-500 tỷ.
Ông Huân giải thích thêm, chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Định Công, trong đó chỉ có 2 cổ đông là Công ty thép Vân Thái và Viện công nghệ Tàu Thủy, trong đó Vân Thái chiếm 60% và Viện Tàu thủy chiếm 40%.
“Sản phẩm dự án Sky Garden cũng đã chào bán ra thị trường, đến nay tòa A gần như đã bán hết khoảng 180 căn hộ, còn tòa B cũng với số lượng căn hộ như vậy nhưng chủ đầu tư đã bán cho cán bộ nhận viên khoảng 60%, số căn hộ còn lại hiện đang được Đất Xanh Miền Bắc chào bán ra thị trường với mức giá dao động  khoảng 17,1 triệu đến 18 triệu đồng/m2 (đã bao gồm VAT)", ông Huân nói
Được biết, Sky Garden là Tòa tháp đôi được xây dựng trên diện tích khu đất rộng hơn 7000m2, cao 28 tầng nổi và 2 tầng hầm với hệ thống đỗ xe tự động. Tầng 1 của tòa nhà là khu sinh hoạt cộng đồng, tầng 2 đến tầng 5 là dịch vụ thương mại, tầng 6 đến tầng 8 là khu văn phòng. Từ tầng 9 đến tầng 28 là khu căn hộ, gồm 360 căn hộ với các loại diện tích 89m2-95m2-105m2 và 124 m2, có từ 2 – 3 phòng ngủ.
Theo ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Sohovietnam hiện nay thị trường M&A bất động sản khá sôi động. Vì thế, thông tin M&A bất động sản trên thị trường rất nhiều nên khó tránh khỏi xảy ra những thông tin nhiễu loạn ảnh hưởng đến uy tín của chủ đầu tư, ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng. 
Bình An
Theo Trí Thức Trẻ




 [/chitiet]

Cận cảnh dự án 5.000 tỷ ngập trong bùn đất

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]Dự án Điamôn Phốt phát do công ty cổ phần DAP 2 – Vinachem làm chủ đầu tư không chỉ ngập bùn đất mà cột khói của nhà máy còn bị nghiêng, nhiều hạng mục kém chất lượng.
  [/tomtat]

    [/tomtat]
    [chitiet]

Tranh cãi chậm tiến độ

Việc dự án nhà máy phân bón Điamôn Phốt phát tại Tằng Looroong (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) ngập bùn đất ảnh hưởng đến các nhà thầu dẫn đến việc thi công chậm tiến độ và chất lượng công trình. Việc này không những không được chủ đầu tư (công ty cổ phần DAP 2 – Vinachem) đưa ra giải pháp khắc phục mà lại chuyển sang tranh cãi, khiến tiến độ bị kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình và gây thiệt hại tiền của nhà nước.
                             Đường đi vào công trình ngập bùn đất gây cản trở việc thi công.

Đơn vị thi là tổng công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam thực hiện xây dựng gói thầu EPC 1 đã bị “đẩy” khỏi dự án Điamôn Phốt phát do công ty cổ phần DAP 2 – Vinachem làm chủ đầu tư. Nguyên nhân dẫn đến việc Vinaincon bị “trảm” là vào ngày 1/8, TTCL là nhà thầu đứng đầu liên danh trong dự án có văn bản số F032- TTCL (H)-L-0272 gửi chủ đầu tư DAP 2- Vinachem cho rằng, nhà thầu Vinaincon chậm tiến độ và đề nghị dừng công việc của nhà thầu này.
Đại diện DAP 2 cho biết Vinaincon đã thi công hạng mục 06 không đạt chất lượng thi công theo thiết kế, kế hoạch huy động nhân lực, máy móc, thiết bị không đáp ứng được yêu cầu… Tuy nhiên, bản thân DAP 2 cũng thừa nhận, không chỉ Vinaincon chậm tiến độ, nhiều nhà thầu khác thi công tại dự án này cũng không đảm bảo tiến độ theo cam kết.
                             Phải đi ủng giữa trời nắng vào công trường.

Lỗi nhiều bên, đổ hết cho một bên

Trái ngược với việc “hăng hái” để liệt kê các lỗi của nhà thầu Vinaincon, thì những tồn tại của đơn vị thiết kế là CECO cũng như các nhà thầu khác lại không được TTCL đề cập đến trong văn bản 0272 gửi chủ đầu tư DAP 2. Đặc biệt, chỉ đến khi báo chí đặt câu hỏi, đại diện của chủ đầu tư là DAP2 mới thừa nhận tháp ống khói của nhà máy cũng bị “vênh” so với thiết kế. Theo đó, ống khói bị vênh, phía giám sát thi công cũng đã yêu cầu nhà thầu hạng mục này phải “nắn” lại cho thẳng. Khi mọi chuyện chưa ngã ngũ, thì trong một động thái bất ngờ, phía TTCL đã giao cho nhà thầu CECO tạm thời quản lý và thực hiện các công việc vật chất trên công trường một số hạng mục trong gói thầu EPC 1 do Vinaincon thi công, không cho công nhân của Vinaincon vào công trường để bảo vệ tài sản của mình.
Đại diện chủ đầu tư nói rằng họ chỉ quan tâm đến tiến độ, chất lượng công trình và làm việc với đại diện liên danh nhà thầu là chính. Theo ông Đồng Văn Quyết – Giám đốc DAP2- VINACHEM, căn cứ vào hợp đồng liên danh đã ký giữa các bên thì đại diện liên danh nhà thầu có quyền đề nghị chấm dứt công việc của nhà thầu thành viên trong liên doanh, nếu chủ đầu tư không trả lời thì nhà thầu đứng đầu liên danh vẫn có quyền quyết định việc đó. Phía chủ đầu tư cũng cho hay dự án sẽ cố gắng cán đích vào tháng 9/2014. Tuy nhiên, VINACHEM lại cố tình “lờ đi” Điều 20 của hợp đồng liên danh quy định chi tiết về trình tự thủ tục xử lý, giải quyết tranh chấp của các bên tham gia liên danh.
Liên quan đến cáo buộc tại văn bản 0272 cho rằng chất lượng chế tạo và thi công cọc của Vinaincon đã không đáp ứng được tiến độ và chất lượng”, Vinaincon đã giải quyết triệt để và phương án xử lý đã được tất cả các bên chấp thuận, sau đó mới tiếp tục triển khai thi công ngay công tác đóng cọc. Về sai sót trong việc thi công cọc, Vinaincon khẳng định có sai sót trong bản vẽ thiết kế của CECO gửi, cụ thể: vỏ 60 bọc cuộn 66, sau đó CECO lại sửa bản thiết kế thành vỏ 76, điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho chúng tôi trong quá trình chuẩn bị, lập kế hoạch và tổ chức thi công đúc cọc. Giải thích từ Vinaincon cho thấy thời điểm đổ bê tông hạng mục 06, để đảm bảo tiến độ nên phải thi công trong điều kiện thời tiết không thuận lợi vào đúng giữa mùa mưa, mất điện toàn công trường nên không thể sử dụng máy đầm mà phải sử dụng phương pháp thủ công.
                             Mò mẫm tìm đường đi.

Để khẩn trương sửa lỗi này, đơn vị thi công đã đề xuất các phương án khắc phục với TTCL, nhưng Vinaincon đã không nhận được ý kiến chính thức nào để giải quyết vấn đề nêu trên. Như cáo buộc của TTCL tại văn bản 0272 đối với Vinaincon cho rằng: Các hạng mục khác đều không đạt tiến độ thi công. Đại diện Vinaincon “phản pháo” rằng, báo cáo của TTCL là hoàn toàn không đúng theo thực tế thi công, mặc dù phải thi công trong điều kiện thời tiết hết sức khắc nghiệt của mùa mưa, điều kiện hết sức tồi tệ (phần móng các hạng mục luôn ngập nước, phương tiện vận chuyển thường xuyên bị sa lầy phải dùng máy xúc bánh xích để kéo, do công trường không có đường tạm thi công, không có hệ thống thoát nước...) nhưng thực tế tiến độ thi công của Vinaincon vẫn được đẩy nhanh hơn.
Việc chậm tiến độ theo phía Vinaincon, một phần lớn trách nhiệm thuộc về đơn vị thiết kế CECO: theo tiến độ, tháng 12/2012, Vinaincon phải nhận được bản thiết kế đã được phê duyệt nhưng đến ngày 16/04/2013 (tức sau 4 tháng) Vinaincon mới nhận được bản thiết kế này. Trong quá trình thi công, hồ sơ thiết kế phải bổ sung, điều chỉnh nhiều như hạng mục 20.3, 20.4, 22, 25,17.1… dẫn đến khó khăn chồng chất trong quá trình thi công.
Vinaincon cũng phản ứng mạnh mẽ rằng: không có căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế” khi TTCL “tố” Vinaincon, không có hành động đáng kể để khắc phục sự chậm trễ và sai sót như yêu cầu của Chủ đầu tư và đại diện liên danh. Sự chậm trễ này bắt nguồn từ việc các bên tham gia liên danh không có sự phối hợp nhất quán, không triển khai được các nội dung công việc tại các buổi họp, không có kết luận và đề ra phương án giải quyết khắc phục tại các biên bản làm việc, tại các buổi làm việc hoàn toàn thiếu vai trò đứng đầu, điều phối của đại diện liên danh là TTCL.
Một phần lớn trách nhiệm trong việc chậm trễ này là vai trò của đơn vị thiết kế CECO vì giao thiết kế quá chậm (gần 5 tháng), bản vẽ sai sót trầm trọng, phải sửa đổi rất nhiều lần vì bản vẽ không phù hợp với thực tế thi công tại công trường.
                             Khu vực cổng vào nhà máy như bãi chiến trường.

Đối với nội dung nhà thầu "không đáp ứng được bất cứ điều kiện nào của Hợp đồng" nhằm loại bỏ đơn vị thi công như TTCL đưa ra, theo Vinaincon là hoàn toàn không có cơ sở thực tế, vi phạm pháp luật Việt Nam, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của Vinaincon với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước khi tham gia liên danh. Được biết, Vinaincon cũng đang tiến hành tổng hợp tất cả các thiệt hại thực tế phát sinh từ các hành vi thiếu trách nhiệm của TTCL để tiến hành yêu cầu bồi thường thiệt hại.
"Chúng tôi là doanh nghiệp nhà nước, mọi hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Vinaincon đều xâm hại trực tiếp tới tài sản của nhà nước. Chúng tôi chỉ đồng ý chấm dứt tham gia liên danh và bàn giao phần công việc của mình trên công trường khi và chỉ khi quyền lợi hợp pháp của Vinaincon được đảm bảo theo đúng Thỏa thuận liên danh và Hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư, tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật Việt Nam", thông cáo báo chí của Vinaincon khẳng định.
Theo Tiền Phong
[/chitiet]

Cạn tiền, DN nhà đất đi chung xe, góp tiền tiếp khách


[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Thị trường ế ẩm buộc các doanh nghiệp bất động sản trước đây coi nhau như đối thủ cạnh tranh thì nay có trường hợp phải cùng nhau hùn tiền tiếp đãi đối tác nhằm tiết giảm chi phí.

    [/tomtat]

    [/tomtat]
[chitiet]Tháng 8 vừa qua, công ty chuyên về tiếp thị, kinh doanh bất động sản do ông H. làm giám đốc đón một đối tác từ Thái Lan sang Việt Nam xem dự án bất động sản của công ty.
Tất nhiên, theo đúng "luật chơi", ai mời thì bên đó phải bao trọn gói chi phí tiếp đối tác trong những ngày ở Việt Nam. Chi phí dự kiến để tiếp đãi đối tác Thái Lan trong vòng một tuần tốn khoảng 100 triệu đồng.
Chia sẻ gánh nặng
Ông H. kể khi tình hình làm ăn thuận lợi thì chi phí 100 triệu đồng "không là cái gì" nhưng lúc khó khăn như thế này, số tiền đó sẽ là gánh nặng dù rằng việc mời đối tác sang xem dự án rất quan trọng.
Trước tình hình đó, công ty của ông H. đã tìm một vài công ty bất động sản đang có nhu cầu chào mời một số dự án nhằm chia sẻ gánh nặng chi phí mời đối tác.
“Sau một thời gian tìm kiếm, cuối cùng tôi cũng tìm được một công ty chào bán dự án tương đồng. Hai bên thỏa thuận mỗi bên sẽ chịu 50% chi phí tiếp đón nhà đầu tư từ Thái Lan sang. Công ty tôi sẽ được 1% hoa hồng nếu công ty kia chào bán thành công dự án cho đối tác Thái Lan”, ông H. nói thêm.
Năm người đi chung một chiếc xe tất nhiên tiết kiệm hơn năm người đi năm chiếc xe khác nhau rồi.
Cũng là "chung lưng đấu cật" nhằm tiết giảm chi phí nhưng việc hùn tiền của công ty do ông Q. làm giám đốc lại nhằm mục đích khác.
Công ty của ông Q. đang có một dự án nhà đất ở Bình Chánh (TP.HCM). Và để tiết kiệm, các doanh nghiệp bất động sản đang triển khai dự án ở đây hùn tiền lại để đãi đối tác, nhà thầu, tư vấn, thiết kế...
Ông Q. kể trước đây việc mời tiệc đối tác hay cơ quan quản lý thì mạnh ai nấy mời. Nhưng tình hình khó khăn, dự án không bán được buộc doanh nghiệp phải hùn tiền lại với nhau để tiết kiệm chi phí.
“Đã làm dự án thì không thể thiếu những bữa tiệc xã giao như thế này. Cái lợi của những cuộc nhậu chung này là doanh nghiệp vừa đỡ tốn tiền và thời gian đón tiếp. Thậm chí đại diện doanh nghiệp này không nhậu được thì có doanh nghiệp kia gánh. Anh chỉ cần hùn đủ tiền và đến dự thôi. Tất nhiên phải những doanh nghiệp thân quen, thực hiện những dự án tương tự nhau mới có thể hùn với nhau được”, ông Q. nói.
Khách có thêm lựa chọn
Ông Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Công ty Goldentour cho hay tình hình nhà đất trầm lắng thì việc doanh nghiệp liên kết với nhau trong tìm kiếm đối tác là điều cần phải làm. Thậm chí xu hướng liên kết còn xảy ra với những doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội đầu tư ở nước ngoài.
“Trước đây khi ra nước ngoài tham gia hội chợ hay tìm đối tác, doanh nghiệp thường đi riêng nhưng dạo này có tour năm bảy doanh nghiệp đi chung với nhau. Công ty vẫn thường nhận được yêu cầu thiết kế tour hội chợ cho doanh nghiệp đến một số nước như Thái Lan, Malaysia, Singapore, thậm chí là ở châu Phi. Tất nhiên đi chung thì giá tour rẻ hơn nhiều so với đi tour riêng”, ông Dũng cho hay.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho hay việc doanh nghiệp liên kết với nhau để tiếp khách hay vận động cho một chính sách, thủ tục là điều nên làm.
“Bây giờ để mời một đối tác nước ngoài sang xem dự án gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Nhưng nếu họ hùn với nhau lại, chung chi phí để mời đối tác nước ngoài thì mỗi người chỉ phải gánh một phần chi phí thôi”, ông Đực nói.
Theo ông Đực, việc liên kết này ngoài việc giúp doanh nghiệp trong nước tiết kiệm chi phí còn tạo ra sự đa dạng về sản phẩm để đối tác nước ngoài có thêm sự chọn lựa.
(Theo Thanh niên)
[/chitiet]



Tháp 'vô hình' cao 450m ở Hàn Quốc

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]Tower Infinity, một kiến trúc bằng kính cao 450m, sẽ sử dụng chuỗi đèn led và máy quay hiện đại để hình thành nên lớp phản chiếu ánh sáng mặt ngoài khiến tòa nhà có thể "biến mất".
  [/tomtat]

    [/tomtat]
    [chitiet]


Tower Infinity sẽ tọa lạc trong trung tâm liên hợp thương mại Yongsan, nằm tại ngoại ô thủ đô Seoul và là điểm thăm quan lý tưởng đối với khách du lịch khi đi từ sân bay Seoul. Bản thiết kế ra mắt vào năm 2004, nhưng đến thời điểm này mới được "bật đèn xanh" cho công tác thi công.



Tower Infinity sẽ chỉ phục vụ đơn thuần cho mục đích giải trí với nhiều trò chơi như công viên nước, nhà hàng, khuôn viên tổ chức tiệc cưới, và vườn cảnh... Ngoài ra, tòa tháp còn có đài quan sát cao 392m so với mặt đất, đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau đài quan sát của tòa Canton ở Quảng Đông, Trung Quốc cao 488m. Không chỉ tự hào là tòa tháp có khả năng “biến hình” đầu tiên, khi hoàn thành, Tower Infinity còn đứng trong top 10 tòa nhà cao nhất thế giới.


Khi du khách sử dụng thang máy đi lên đài quan sát, vô số đèn led và máy quay gắn ở nhiều nơi trên tòa nhà sẽ chiếu khung cảnh những tòa nhà cao nhất thế giới lên tường, khiến du khách cảm thấy đang được chiêm ngưỡng tận mắt vô số kỳ quan kiến trúc trên thế giới. Trải nghiệm mô phỏng này không nhằm thay thế trải nghiệm thực tế, mà để truyền cảm hứng cho khách tham quan, để họ có cảm giác như được du lịch tới những điểm đến đầy khao khát và khám phá các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.

                                Tòa tháp tọa lạc tại tổ hợp thương mại có vô số khu vui chơi giải trí phục vụ du khách.

                                                                             Toàn cảnh dự án trên mô hình.

                                                                              Kiến trúc bên trong tòa tháp.
[/chitiet]

Hiệp hội Bất động sản Hoa Kỳ tìm hiểu thị trường Việt Nam

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Hiệp hội Bất động sản quốc tế (FIABCI Hoa Kỳ) do bà Bonnie Carris Chủ tịch FIABCI Hoa Kỳ kiêm Phó chủ tịch FIABCI thế giới làm Trưởng đoàn cùng 5 thành viên vừa có chuyến thăm và làm việc tại TP.HCM.

    [/tomtat]

    [/tomtat]
[chitiet]

FIABCI Hoa Kỳ đã làm việc với Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), cập nhật về tình hình thị trường hai nước, xúc tiến thành lập FIABCI Hoa Kỳ - Phân hội chi nhánh tại Việt Nam và thỏa thuận ký kết hợp đồng đào tạo CIPS.
FIABCI Hoa Kỳ đã trao tặng bằng khen gắn kết hiệp hội hai nước cho CTCP Tư vấn - thương mại - dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HQC).
Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT HQC, hiện là Phó chủ tịch VNREA cho biết, HQC đã đưa thành viên Fiabci Hoa Kỳ thăm dự án KCN - Cảng Bình Minh, KCN phi thuế quan Trà Vinh, KCN Hàm Kiệm I, Cao ốc cao cấp dành cho người nước ngoài HQC Tower và Khu đô thị Đại học Cần Thơ, những dự án Công ty đang xúc tiến đầu tư.

                                                                                                                                                T.Hương
[/chitiet]

Petroland bị tố lừa đảo


[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Khách hàng Dự án Chung cư Mỹ Phú (quận 7) căng băng rôn quanh trụ sở Petroland tố cáo công ty này và công ty con lừa đảo.

    [/tomtat]

    [/tomtat]
[chitiet]Theo nghiên cứu của Savills Việt Nam, trong tháng 7 và 8, đất nền tại TP HCM (trên thị trường thứ cấp - nhà đầu tư bán) đã giảm trung bình 10-11% so với đầu năm 2013, trừ khu Phú Mỹ Hưng. Theo nhận định của Savills, dựa trên dữ liệu biểu đồ giá đất nền TP HCM, diễn biến giảm giá phân khúc này trong 2 tháng qua khá đột ngột vì trong suốt năm 2012 đều đi ngang, ít biến động.
Trong khi đó, thống kê của sàn TechcomReal, từ tháng 7 đến đầu tháng 9, tình hình giao dịch đất nền biệt thự, nhà liên kế trong các dự án ở quận 2, 9, Thủ Đức khá ảm đạm. Khu vực quận 2 giảm giá mạnh nhất, vơi mất 15% so với đầu năm, chủ yếu là địa bàn Thạnh Mỹ Lợi. Riêng khu An Phú - An Khánh giảm nhẹ 5%, đất nền Bình Trưng Đông hầu như không có giao dịch.Quá thời hạn bàn giao nhà theo cam kết ban đầu cả năm nay, Dự án Chung cư Mỹ Phú do công ty con của CTCP Đầu tư hạ tầng và đô thị Dầu khí (Petroland) làm chủ đầu tư đang khiến khách mua nhà mất niềm tin. Căng thẳng ngày càng leo thang khi chủ đầu tư không tìm ra được giải pháp khả thi để hoàn thiện Dự án, mà chỉ tập trung vào việc yêu cầu khách hàng nộp nốt số tiền còn lại.
Ngày 17/9, hàng chục khách hàng mua căn hộ Dự án Chung cư Mỹ Phú, quận 7, TP. HCM đã mang băng rôn đi quanh trụ sở của Petroland nhằm gây sức ép hoàn thiện Dự án. Nhóm khách hàng diễu hành cùng với băng rôn và phát loa dọc đường Tân Trào, quận 7 và xung quanh trụ sở Petroland, nhằm gây sức ép với chủ đầu tư. Khi sự việc trở nên căng thẳng, công an và Chủ tịch phường Tân Phú đã phải xuất hiện để ổn định trật tự.
Theo tìm hiểu của ĐTCK, sở dĩ khách hàng mua nhà tại Dự án Mỹ Phú bức xúc vì chủ đầu tư chậm bàn giao hàng năm nay và qua nhiều buổi làm việc với khách hàng nhưng vẫn chưa tìm ra được giải pháp để tiếp tục triển khai Dự án. Cụ thể, ngày 23/5, chủ đầu tư cam kết sẽ bàn giao nhà hoàn thiện vào ngày 31/12/2013 và giao nhà thô vào ngày 30/9/2013 cũng như đề nghị khách hàng đóng tiền theo đúng tiến độ.
Đến ngày 4/7, khi phía khách hàng đề nghị Petroland cung cấp giấy tờ chứng minh việc chuyển 259 tỷ đồng tiền thu của người mua nhà cho chủ đầu tư Dự án là CTCP Đầu tư Dầu khí Mỹ Phú, (công ty con do Petroland góp 90,16% cổ phần), để triển khai Dự án, phía Petroland đã không đáp ứng được. Điều này khiến khách hàng đặt nghi vấn Petroland không chuyển tiền cho công ty con để thanh toán với nhà thầu xây dựng, khiến Dự án bị ngưng trệ.
Tại cuộc họp với khách hàng vào ngày 4/7, phía Petroland một lần nữa lại cam kết sẽ bàn giao nhà đúng thời điểm nêu trên. Nhưng đến ngày 1/8, Petroland cho biết, CTCP Đầu tư Dầu khí Mỹ Phú không thể vay vốn ngân hàng để triển khai Dự án nên đang tìm kiếm nhà thầu thi công theo hình thức “chìa khóa trao tay”. Ông Bùi Minh Chính, Giám đốc Petroland hứa hẹn, Dự án được thi công lại vào ngày 8/8, nếu không, Công ty sẽ mời khách hàng đến làm việc lại vào ngày 15/8/2013.
Đến ngày 15/8, Petroland lại tổ chức buổi họp với khách hàng và kêu gọi khách hàng nộp nốt 30% giá trị hợp đồng còn lại cho một ngân hàng đứng ra giám sát đảm bảo tiền được giải ngân vào Dự án.
“Việc Công ty yêu cầu khách hàng nộp thêm tiền sau khi đã thu 70% giá trị hợp đồng cho thấy, Công ty không còn khả năng tài chính để hoàn thành Dự án. Chúng tôi không còn niềm tin vào chủ đầu tư nữa”, khách hàng Võ Thị Hồng Thu nói.
Ông Vũ Khắc Hảo, đại diện nhóm khách hàng cho biết, theo hợp đồng mua bán với Petroland, đến tháng 3/2012, ông đã đóng đủ 70% giá trị hợp đồng để được nhận bàn giao căn hộ hoàn thiện. Nhưng đến nay, sau một năm rưỡi, Dự án vẫn chỉ dừng lại ở việc xây xong phần thô.
Một số khách hàng bày tỏ bất bình về việc chỉ chậm đóng tiền nửa ngày đã bị Công ty áp dụng mức phạt 1,8%/tháng, nhưng Công ty chậm giao nhà hơn 1 năm thì chưa có giải pháp khắc phục khả thi nào.
Điều khiến khách hàng rất bức xúc là vào ngày 17/9, Petroland không cử đại diện ra làm việc với khách hàng. Đến 14h cùng ngày, sau khi Chủ tịch phường 7 làm cầu nối “đưa tin”, ông Chính, Giám đốc Petroland và ông Vũ Huy Tưởng, Giám đốc Công ty Mỹ Phú mới cùng ký tên trong tờ thông báo sẽ mời toàn bộ khách hàng đến họp vào ngày 25/9 để Công ty đưa ra phương án giải quyết và tiến độ bàn giao nhà.
Theo khách hàng Cao Thị Thu Hà, phía chủ đầu tư đã thông báo có nhà thầu chấp nhận ứng tiền để hoàn thiện Dự án. Tuy nhiên, khi nhà thầu này đưa ra mức lãi suất 14-15%/năm nếu chủ đầu tư chậm thanh toán, chủ đầu tư đã không đồng ý. Chị Hà cho rằng, với tình hình tài chính hiện tại, Petroland buộc phải chấp nhận phương án này thì Dự án mới khởi động trở lại, vì việc huy động tiền ở thời điểm này từ khách hàng là không thể, khách hàng đã không có niềm tin để đóng tiền cho chủ đầu tư. Nếu không, Petroland nên tính đến phương án bán tài sản để có tiền hoàn thiện Dự án.
Theo Petroland, đến 31/8/2013, Dự án Chung cư Mỹ Phú đã được giải ngân gần 360 tỷ đồng. Để hoàn thiện Dự án, cần triển khai 4 gói thầu hệ thống M&E, thang máy, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống điện hoàn thiện với tổng chi phí là 160 tỷ đồng. Dự án có số căn hộ để ở và thương mại là 295 căn, đã bán được 287 căn và số tiền thu được từ khách hàng là 259,2 tỷ đồng.
Phan Hằng
[/chitiet]

[video] Code video về sản phẩm mà bạn muốn nhúng [/video]

Đất nền phía đông Tp.HCM rớt giá


[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]
Nền biệt thự, nhà liên kế tại các dự án ở quận 2, 9 thuộc khu Đông Sài Gòn rớt giá trung bình 5-15% do một số nhà đầu tư chấp nhận lỗ để đẩy hàng nhằm thu hồi vốn.
    [/tomtat]

    [/tomtat]
[chitiet]Theo nghiên cứu của Savills Việt Nam, trong tháng 7 và 8, đất nền tại TP HCM (trên thị trường thứ cấp - nhà đầu tư bán) đã giảm trung bình 10-11% so với đầu năm 2013, trừ khu Phú Mỹ Hưng. Theo nhận định của Savills, dựa trên dữ liệu biểu đồ giá đất nền TP HCM, diễn biến giảm giá phân khúc này trong 2 tháng qua khá đột ngột vì trong suốt năm 2012 đều đi ngang, ít biến động.
Trong khi đó, thống kê của sàn TechcomReal, từ tháng 7 đến đầu tháng 9, tình hình giao dịch đất nền biệt thự, nhà liên kế trong các dự án ở quận 2, 9, Thủ Đức khá ảm đạm. Khu vực quận 2 giảm giá mạnh nhất, vơi mất 15% so với đầu năm, chủ yếu là địa bàn Thạnh Mỹ Lợi. Riêng khu An Phú - An Khánh giảm nhẹ 5%, đất nền Bình Trưng Đông hầu như không có giao dịch.
Cũng thuộc khu Đông Sài Gòn, mặt bằng giá nhà liên kế, biệt thự quận 9 giảm trung bình 10% tùy vị trí. Hiện giá đất nền Nam Long - Kiến Á giữ mức 14-15 triệu đồng mỗi m2, nền dự án Phú Nhuận 8-9 triệu đồng mỗi m2. Dự án An Thiên Lý ít mua bán nên giá chững lại, một số nhà đầu tư chào giá thỏa thuận giảm 5-10% nhưng cũng không có giao dịch thành công.
Ngược với khu Đông, các dự án thuộc phía Nam TP HCM vẫn có giao dịch nhỏ giọt rải rác vài khu vực và giữ giá ổn định. Khảo sát của sàn Khải Hoàn Land và sàn Nam Việt tại khu Nam Sài Gòn (quận 7, 8, huyện Nhà Bè) trong tháng 8, giao dịch đất nền tuy chậm nhưng không có dấu hiệu giảm giá.
Cụ thể, đất nền Him Lam Kênh Tẻ giao dịch 40-45 triệu đồng một m2, biệt thự và nhà liên kế Khu làng Đại học giá 19-22 triệu đồng mỗi m2. Đất nền dự án quanh khu Phú Mỹ (Nhà Bè) 28-32 triệu đồng một m2. Khu 13A, 13B vẫn đứng giá và hầu như không có giao dịch.
Nguyên nhân giá đất nền khu Đông Sài Gòn đi xuống, theo Tổng giám đốc Công ty Techcomreal, Nguyễn Xuân Lộc là do nhà đầu tư cần tiền mặt buộc lòng bán dưới giá vốn.
Theo ông Lộc, đất nền Thạnh Mỹ Lợi giảm giá mạnh nhất khu Đông là do trong thời kỳ hoàng kim, nhà đất tăng nóng, khu này bị nhà đầu tư thứ cấp mua sang tay hàng  chục lần, giá đội lên quá cao. Nay thị trường bất động sản khó khăn, tiến độ xây dựng khu vực này lại chậm nên nhà đầu tư đẩy hàng đi đều phải giảm giá, chấp nhận lỗ. Tuy nhiên, ông Lộc cũng cho rằng, hiện tượng đất nền khu Đông giảm giá chỉ diễn biến cục bộ ở một vài nền trong dự án và tỷ lệ giảm cũng không đồng đều nhau.
Trao đổi với VnExpress.net, Tổng giám đốc Công ty đầu tư bất động sản Nam Việt, Phùng Văn Năng giải thích: "Đất khu Đông Sài Gòn, thuộc các quận 2, 9, Thủ Đức rớt giá nhiều hơn quận 7, 8, Nhà Bè vì sự tập trung dân số ở phía Đông chậm hơn phía Nam".
Theo ông Năng, đất quận 2 rớt giá nhiều nhất chủ yếu rơi vào những dự án có quá ít khách hàng xây nhà để ở. Dân cư thưa thớt sẽ khiến các dự án này khó đẩy hàng trong thời điểm thị trường bất động sản khó khăn, dẫn đến nhà đầu tư buộc phải giảm giá mới thu hồi được tiền về.
Lãnh đạo sàn Nam Việt lý giải, sở dĩ đất nền khu Nam TP HCM giữ giá tốt hơn khu Đông vì giá đất tại các quận 7, 8, Nhà Bè đã xuống đáy, giao dịch không nhiều, chủ yếu là khách mua để ở.
Ông Năng đưa ra ví dụ, trong tháng 9, một dự án đất nền thuộc quận 7 công bố giảm giá 50%, chào bán 40 triệu đồng một m2, giảm một nửa so với giá dự kiến 80 triệu đồng một m2. Tuy nhiên, đây chỉ là sụt giảm mức giá kỳ vọng. "Điều này có nghĩa là, so với thời hoàng kim năm 2007, giá đất quận 7 thời điểm này đã được điều chỉnh mạnh. Song nếu so với năm 2012 thì mức giá hiện nay hầu như không thay đổi", ông Năng nói.
Vũ Lê
[/chitiet]

[video] Code video về sản phẩm mà bạn muốn nhúng [/video]

Số Phận những dự án siêu sang giưa lòng Hà Nội




[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]
Từng được quảng cáo có vốn đầu tư lên tới hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đôla cùng với những sự kiện ra mắt hoành tráng, giờ hầu hết các dự án đều chậm tiến độ hoặc dừng thi công kéo dài. 



    [/tomtat]
[chitiet]Habico Tower (Phạm Văn Đồng, Từ Liêm) được xếp diện dự án siêu sang với tổng mức vốn đầu tư theo kế hoạch khoảng 220 triệu USD. Trong đợt mở bán đầu tiên vào năm 2010, nhiều người mua đã "choáng" với mức giá trên dưới 80 triệu đồng một m2. Theo đó, căn hộ nhỏ nhất có giá khoảng 21 tỷ đồng và cao nhất lên tới 85 tỷ.
Được xây dựng trên khu đất gần 4.500 m2 từ năm 2008 và dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2011, tuy nhiên từ tháng 5/2011, dự án dừng thi công khi mới xây đến tầng 9, do xảy ra sự cố kỹ thuật. Tiếp đó, hai đơn vị hợp tác làm chủ đầu tư lại xảy ra bất đồng, khiến công trình này vẫn chỉ là khối bê tông bỏ hoang từ đó tới nay.
Cũng là một dự án đình đám với thiết kế 102 tầng, đến nay Tổ hợp Tháp Dầu khí (Mễ Trì, Từ Liêm) đồng cảnh ngộ như nhiều công trình khác. Theo thiết kế, tổ hợp sẽ gồm khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại, công viên giải trí... được xây dựng trên diện tích 6,5 ha với tổng vốn khoảng một tỷ USD. Chủ đầu tư là Tập đoàn Dầu khí (PVN) sau đó đã điều chỉnh độ cao xuống còn 79 tầng, nhưng nếu hoàn thành, đây vẫn được coi là tòa tháp cao nhất Việt Nam. 
Đầu năm 2012, sau gần 2 năm nhận dự án, PVN phải chuyển giao lại cho Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) để giảm đầu tư ngoài ngành. Cho đến nay, tháp Dầu khí vẫn chỉ là bãi đất hoang. 
Dự án tỷ đô Park City cũng long đong không kém khi phải chịu biến động về chủ đầu tư. Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Quốc tế Việt Nam (VIDC) - đơn vị liên doanh giữa Perdana ParkCity và công ty Vinaconex – Hoàng Thành là ông chủ của dự án này. Tuy nhiên, do bất đồng, gần đây, Vinaconex đã thoái vốn khỏi dự án và bán lại toàn bộ cho Perdana.
Biến động đó cùng với thị trường bất động sản khủng hoảng đã khiến Park City khởi công từ năm 2010 nhưng đến nay mới có 2 tòa nhà đang được xây dựng vài tầng. Dự án này từng gây sốt trên thị trường bất động sản khi riêng mỗi suất chênh tại tiểu khu Ngọc Lan đã lên tới 5-6 tỷ đồng. 
Tập đoàn Tân Hoàng Minh từng gây không ít ngạc nhiên trên thị trường bất động sản với một loạt dự án siêu sang, cao cấp theo lối kiến trúc Pháp cổ tại các vị trí đắc địa như mặt đường Hàng Bài (Hoàn Kiếm), Hoàng Cầu (Đống Đa), Đặng Thai Mai (Tây Hồ), Phú Thượng (Tây Hồ).... Hầu hết các tòa nhà đều được dự kiến hoàn thành vào khoảng năm 2013-2015.
Đến nay, mới có dự án "căn hộ dát vàng" D'.Palais De Louis trên đường Nguyễn Văn Huyên xây dựng xong phần thô, chuẩn bị hoàn thiện. Trao đổi vớiVnExpress.net Nguyễn Quang Lâm - Phó tổng giám đốc Tân Hoàng Minh cho biết, dự kiến đầu năm 2015 sẽ bàn giao nhà mặc dù kế hoạch trước đó là cuối 2013. Hiện chủ đầu tư đã bán được khoảng 30% số căn hộ.  
duan3_1379669566.jpg
Tân Hoàng Minh cho biết, các dự án chậm tiến độ chủ yếu do vướng thủ tục hành chính, còn về tài chính và nhân lực đều đã sẵn sàng. Ảnh: Anh Quân
Những dự án còn lại vẫn đang trong giai đoạn triển khai khoan cọc thử để thiết kế hoặc xin cấp phép. Ông Lâm thừa nhận một số công trình của Tân Hoàng Minh chậm hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do giải phóng mặt bằng hoặc vướng ở thủ tục xin giấy phép. 
"Còn về tài chính, nhân lực để thi công, chúng tôi đều đã chuẩn bị đầy đủ. Bản thân doanh nghiệp cũng không muốn kéo dài thời gian thi công dự án vì rất tốn kém. Tuy nhiên, các khu đất chủ yếu nằm ở vị trí đắc địa nên thủ tục càng phức tạp hơn", ông Lâm lý giải. Lãnh đạo Tân Hoàng Minh cho rằng, đơn vị này có lợi thế là không thu tiền trước của khách hàng nên không bị sức ép về tiến độ. 
Một chuyên gia trong ngành bất động sản cho rằng câu chuyện chậm tiến độ không còn là mới trên thị trường địa ốc, các công trình lớn càng không phải ngoại lệ. "Có chăng, câu hỏi chúng ta nên đặt ra là, trước đây họ dựa vào nguồn lực nào để 'vẽ' nên những dự án hoành tráng như vậy. Một số công trình may là chưa xây dựng, nếu không giờ cũng phải chịu chung số phận hạ giá, bán tháo và doanh nghiệp thua lỗ nặng hơn", vị này nhận định. 
Theo chuyên gia, cũng có một số đơn vị chậm tiến độ do vướng thủ tục hành chính và xin giấy phép, đặc biệt ở những khu đất vàng. Tuy nhiên, đa số chủ đầu tư là do khó khăn về nguồn lực tài chính. 
Ngọc Tuyên

[video] Code video về sản phẩm mà bạn muốn nhúng [/video]