Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Hà Nội: Đề xuất tách huyện Từ Liêm thành 2 quận

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]

[tomtat]

Sáng 24-9, một lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội cho biết Hà Nội đã chính thức đề nghị Chính phủ cho phép tách huyện Từ Liêm thành hai quận.

    [/tomtat]
[chitiet]
Dân số huyện Từ Liêm hiện nay tới gần nửa triệu người, với rất nhiều khu đô thị mới mọc lên trên địa bàn huyện.
Dân số huyện Từ Liêm hiện nay tới gần nửa triệu người, với rất nhiều khu đô thị mới mọc lên trên địa bàn huyện.


Hiện tại việc đặt tên hai quận sau khi chia tách huyện Từ Liêm vẫn đang được nghiên cứu và phải đợi Thủ tướng Chính phủ quyết định” - vị lãnh đạo này cho hay.
Theo lãnh đạo thành phố Hà Nội, việc Hà Nội đề nghị Trung ương, Chính phủ cho phép chia tách huyện Từ Liêm thành hai quận có lý do từ thực tế huyện này hiện có dân số khá đông.
“Chỉ tính riêng huyện Từ Liêm đã có khoảng gần nửa triệu người. Trên địa bàn huyện cũng có rất nhiều trường đại học, cao đẳng và nhiều khu đô thị mới hình thành. Đây là ưu tiên mà Hà Nội đang đề nghị Trung ương, Chính phủ cho phép thực hiện” - một lãnh đạo Hà Nội cho biết.
Về địa lý, huyện Từ Liêm hiện nay tiếp giáp hai huyện Hoài Đức, Đan Phượng về phía Tây; giáp quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân về phía Đông; giáp quận Hà Đông về phía Nam và giáp huyện Đông Anh về phía Bắc. Hiện nay huyện Từ Liêm có 16 đơn vị hành chính cấp xã, phường, trong đó có 1 thị trấn là Cầu Diễn và 15 xã gồm Cổ Nhuế, Đại Mỗ, Đông Ngạc, Liên Mạc, Mễ Trì, Minh Khai, Mỹ Đình, Phú Diễn, Tây Mỗ, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Trung Văn, Xuân Đỉnh, Xuân Phương.
Theo Xuân Long
 [/chitiet]


Nhật Bản: Tỷ lệ nhà bỏ hoang đang tăng lên chóng mặt

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Số nhà trống tại Nhật chiếm 18% tổng số nhà trên toàn quốc, và con số này có thể tăng lên 24% vào năm 2028.

    [/tomtat]
[chitiet]
Nhật Bản: Tỷ lệ nhà bỏ hoang đang tăng lên chóng mặt
Khi nền kinh tế hiện tại của Nhật Bản đang nỗ lực để phục hồi, số nhà bỏ trống ở các khu đô thị ngày càng tăng. Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Fujitsu ở Tokyo, có khoảng 20% khu dân cư tại Nhật sẽ trở thành những thành khu phố ma vì không có ai ở vào năm 2050.

Theo cuộc khảo sát “Nhà ở và Đất" 5 năm một lần của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, năm 2008, ở Nhật có khoảng hơn 7,5 triệu căn nhà không có người ở trên toàn quốc, chiếm 13%. Trong đó, số nhà hoang ở Tokyo năm 2008 là khoảng 190.000, tăng 60% so với năm 1998. Tỉnh Osaka có 180.000 nhà không người ở, tăng 70%.

Nguyên nhân khiến tỷ lệ nhà hoang tại Nhật Bản gia tăng nhanh chóng là do trong những thập niên 60, 70, khi nền kinh tế của Nhật Bản phát triển với tốc độ chóng mặt, nhà cửa đã mọc lên ‘như nấm’ ở các trung tâm đô thị và thành phố. Nhưng hiện nay, nhiều nhà trong số này đã bị bỏ hoang sau khi người chủ của chúng qua đời hoặc những người thừa kế không có đủ khả năng sửa chữa ngôi nhà của mình.

Tuy nhiên, thực trạng này không ngăn cản những căn nhà mới và những khu dân cư mới liên tục mọc lên ở Nhật Bản trong 2 năm qua.

Cứ mỗi năm lượng nhà bỏ trống của Nhật Bản lại tăng thêm 1% cộng vào con số 13% nhà trống trong năm 2008. Với 57 triệu gia đình tại Nhật, số liệu vào năm 2008, có ít nhất 570.000 ngôi nhà không có người ở được tích lũy thêm mỗi năm. Sự tích lũy nhà ở cũng tăng 31.462 đơn vị/năm trong vòng 3 năm qua.

Tuệ Minh
Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg

 [/chitiet]

Lợi tức đạt được bao nhiêu từ cho thuê căn hộ cao cấp?

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Xu hướng mua căn hộ cao cấp để cho thuê đang được giới đầu tư địa ốc khá quan tâm, bởi hình thức kinh doanh này luôn giữ được tính ổn định cao.

     [/tomtat]
[chitiet]

Lợi tức đạt được bao nhiêu từ cho thuê căn hộ cao cấp?
Tỷ lệ lấp đầy của phân khúc căn hộ dịch vụ cho thuê, căn hộ cao cấp ở trung tâm luôn đạt trên 90%, giá chào thuê trung bình tại Tp.HCM từ 25 – 32 USD/m2/tháng, còn tại Hà Nội dao động từ 28-40 USD/m2/tháng (theo báo cáo một số công ty tư vấn quốc tế). Lợi tức trung bình từ việc cho thuê dao động từ 5% đến 9% tùy từng khu vực, dự án.
Cổ phiếu căn hộ               
Một nhà đầu tư cổ phiếu thông thường sẽ kỳ vọng vào 2 nguồn lợi nhuận khi nắm giữ một cổ phiếu là chênh lệch giá bán trên thị trường và cổ tức hàng năm từ công ty. Tương tự như vậy, khi một chủ sở hữu căn hộ sẽ kỳ vọng vào hai nguồn thu chính là khả năng tăng giá của bất động sản đó và lợi tức cho thuê.
Khả năng tăng giá hay nói cách khác là giá trị thương mại của bất động sản đó kỳ vọng sẽ tăng lên. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thị trường, tình hình kinh tế, chính sách, tiến độ đầu tư vào hạ tầng xung quanh (kể cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội). Bên cạnh đó, căn hộ có thể tăng giá hay không một phần phụ thuộc vào đặc điểm cư dân sống tại đó, hay nói cách khác “hãy chỉ cho tôi ai là hàng xóm, tôi sẽ nói giá căn hộ của bạn”.
Trong khi đó, lợi tức cho thuê thường gắn liền vào hạ tầng mà dự án đó đang được thừa hưởng, chẳng hạn khu trung tâm khác, khu lân cận. Ngoài ra, ai là đơn vị quản lý tòa nhà cũng thể hiện giá trị cho thuê. Thông thường mức chênh lệch giữa đơn vị quản lý quốc tế có uy tín và chủ đầu tư tự quản lý trong giá thuê khoảng 6-8 USD/m2/tháng.
Lợi tức cho thuê lại căn hộ cũng giống như cổ tức thu được từ đầu tư chứng khoán vậy! Nó được quyết định bởi vị trí địa lý và nhu cầu khách thuê. Chẳng hạn trong quý 2/2013 theo Savills Việt Nam căn hộ cho thuê tập trung ở quận Hồ Tây và Ba Đình, chiếm tới 50% tổng nguồn cung. Còn theo CBRE, nhu cầu thuê gần đây chủ yếu là người Nhật Bản.
Ở Việt Nam hiện nay hầu hết cầu về khách thuê đến từ người nước ngoài. Vì đặc điểm văn hóa đi thuê của người giàu Việt Nam rất ít, do vậy, khái niệm cho thuê căn hộ chưa thực sự được hiểu rõ dẫn đến người mua hầu như chỉ dựa trên khả năng tăng giá để ra quyết định mua, mà ít xét đến góc độ lợi nhuận đầu tư.
Chỉ gần đây khi thị trường BĐS suy giảm, BĐS có xu hướng giảm giá nên việc cân nhắc mua căn hộ để đầu tư cho thuê mới bắt đầu được quan tâm. Vậy lợi tức đem lại của loại hình đầu tư này ra sao? Có đủ để hấp dẫn nhà đầu tư?
Lợi tức đạt được bao nhiêu từ cho thuê căn hộ cao cấp? (1)

Lợi tức cho thuê bao nhiêu?
Tham khảo giá cho thuê và giá bán tại nhiều dự án cao cấp tại hai thành phố lớn cho thấy, lợi tức cho thuê trung bình bằng USD tại TP HCM từ 4% - 9% và tại Hà Nội thấp hơn khoảng từ 4% - 7%. Mức giá cho thuê này thông thường đã bao gồm chi phí quản lý, có nghĩa là lợi tức thực mà người sở hữu căn hộ nhận được sẽ thấp hơn từ 0,5% đến 1%. Vậy lợi tức cho thuê được tính như thế nào?
Giả sử một căn hộ hạng A ở khu trung tâm Hà Nội có giá bán là 3.600USD/m2, giá thuê trung bình khoảng 27 USD/m2/tháng (tự quản lý –theo CBRE). Tổng tiền thuê nhận được trong năm là US$324/m2 (=US$27/m2/tháng * 12 tháng). Mức tiền thuê này tương đương với tỷ suất lợi tức là 9%/năm (=324/3600).
Tỷ suất lợi tức cho thuê này thường có được ở những dự án hạng sang ở khu trung tâm vì có giá thuê khá cao. Ở những dự án căn hộ cao cấp khu vực phát triển mới thường tỷ suất lợi tức đạt được phổ biến ở mức 5,6% đến 6%.
Tuy nhiên đây vẫn là tỷ lệ lợi nhuận hấp dẫn so với các kênh đầu tư phổ biến khác hiện nay, đặc biệt so với lãi tiền gửi tiết kiệm USD chỉ ở mức 2% và các ngân hàng thương mại cho vay USD vào khoảng 5-6%/năm. Dĩ nhiên, để được mức lợi nhuân cao hơn tiền gửi này thì nhà đầu tư đã phải chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn.

Mới đây một chủ dự án căn hộ cao cấp Watermark (cạnh Hồ Tây) đưa ra cam kết lợi tức cho thuê căn hộ lên đến 14% (bằng VND) trong năm đầu tiên. So với mức lợi tức trung bình trên thị trường đây thực sự là con số gây sốc.
Để đạt được tỷ lệ lấp đầy cũng như giá thuê cao, thông thường căn hộ cho thuê đều có hiện diện của các đơn vị quản lý quốc tế. Theo Cushman&Wakefield Việt Nam, năm 2012 khoảng 37% căn hộ cho thuê tại Hà Nội được quản lý bởi Frasers Hospitality, Sedona, The Ascott, IHG, Accor. Tại TP HCM, hơn 70% số căn hộ hạng A và B được điều hành bởi các bên quản lý quốc tế như Sedona, The Ascott, IHG, Phu My Hung, Norfolk Group, The Peninsula Properties. Còn lại là các căn hộ cho thuê được quản lý bởi chủ đầu tư hoặc người sở hữu trực tiếp.
Kiều Thuật
Theo Trí Thức Trẻ

 [/chitiet]

Soi tiến độ chung cư giá mềm làm "nóng" thị trường Hà Nội

Soi tiến độ chung cư giá mềm làm "nóng" thị trường Hà Nội


Soi tiến độ chung cư giá mềm làm "nóng" thị trường Hà Nội

Dự án chung cư CT11 hiện tại dự án đã đổ xong sàn tầng 27. Dự kiến dự kiến hoàn thành vào năm 2015.

Thị trường căn hộ chung cư Hà Nội dường như đang được hâm nóng khi Xí nghiệp Xây dựng số 1 Lai Châu chào bán căn hộ chung cư CT11 thuộc dự án Kim Văn - Kim Lũ vào cuối tuần qua với giá từ 12 -14 triệu đồng/m2. Theo thông tin từ sàn giao dịch bất động sản Mường Thanh, toàn bộ 600 căn hộ đã được khách hàng và giới đầu tư “ôm” hết chỉ trong ngày đầu mở bán.

Với phương thức “mua nhanh bán nhanh”, chủ đầu tư đã yêu cầu khách hàng phải đóng ngay 20% số tiền đợt 1 trong ngày, ngay sau khi ký hợp đồng. Số tiền còn lại chia đều thành 4 đợt đến khi khách hàng nhận nhà.

Trong đợt mở bán lần này, theo phản ánh của những người đến mua hầu hết căn hộ bán ra đều “rơi” vào tay các “cò”, giới đầu cơ vì nhiều khách hàng dù có nhu cầu cũng không thể chen lấn, nhanh tay bằng đội quân môi giới, đầu cơ. Ai muốn mua thì cò "hét" giá bán lại căn hộ với tiền chênh từ 50 - 75 triệu đồng/căn.

Hồi tháng 3/2013, thông tin chủ đầu tư bán căn hộ penhouse từ tầng 40 đến tầng 42 của tòa chung cư CT11 là các căn xây dựng sai phép đã khiến nhiều quan tâm nghi ngại. Cụ thể, chủ đầu tư khẳng định chỉ xây 39 tầng, thì ngay tại sàn giao dịch BĐS của chủ đầu tư vẫn rao bán các tầng từ 40 trở lên với mức giá khá hấp dẫn chỉ 10-11 triệu đồng/m2. Khi hỏi về giấy tờ sổ đỏ thì một số “cò” cho biết là sẽ không có. 

Được biết, đầu tháng 8 vừa qua, tại hội nghị Ban chỉ đạo Trung ương về Chính sách nhà ở và thị trường BĐS, chung cư CT11 Kim Văn Kim Lũ đã được Bộ Xây dựng xếp vào phân khúc căn hộ có diện tích nhỏ, giá hợp lý, vị trí thuận lợi, tính thanh khoản cao và giao dịch tăng bên cạnh các dự án Đại Thanh, KĐT Đặng Xá, Ehome4 ..

Dự án chung cư CT11 tọa lạc tại Phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội (Ngay mặt đường Nguyễn Xiển) do Công ty Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu làm chủ đầu tư. Dự án cao 39 tầng, các căn hộ tại đây có diện tích từ 50 đến 70m2. Dự án được khởi công vào năm 2011 và dự kiến hoàn thành vào năm 2015. Hiện tại dự án đã đổ xong sàn tầng 27.
 
Soi tiến độ chung cư giá mềm làm
Cổng vào dự án phía đường Nguyễn Xiển

Soi tiến độ chung cư giá mềm làm

Soi tiến độ chung cư giá mềm làm

Toàn cảnh công trình đang triển khai

Soi tiến độ chung cư giá mềm làm

Dự án đang đổ sàn tầng 27

Soi tiến độ chung cư giá mềm làm
Dự kiến căn hộ sẽ được bàn giao cho khách hàng vào năm 2015

Soi tiến độ chung cư giá mềm làm
Với giá bán khá mềm từ 12-14 triệu đồng/m2, chung cư CT11 trở thành tâm điểm trong bối cảnh thị trường trầm lắng.



Nhóm PV 
Theo Trí Thức Trẻ

“Cuộc chiến” nhà giá rẻ

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Sau những bước khởi động hồi đầu năm, “cuộc chiến” nhà giá rẻ đến nay bắt đầu vào giai đoạn cao trào, hai thái cực hình thành rõ nét đó là giữa nhà thương mại giá rẻ và nhà xã hội.

    [/tomtat]
[chitiet]
“Cuộc chiến” nhà giá rẻNhà giá rẻ, nhà ở bình dân hay giới địa ốc thường gọi là nhà ở phù hợp với túi tiền (mức giá thường dao động từ 10-15 triệu đồng/m2) đang bước vào mùa cạnh tranh khốc liệt nhất. Cuộc đua này ngày càng gay cấn khi có hàng loạt dự án nhà ở thương mại chuyển sang nhà ở xã hội, khiến nguồn cung loại nhà ở này đang tăng rất nhanh, trong khi đó, các dự án nhà thương mại mới ra thị trường cũng phải gồng mình để cạnh tranh.
Theo số liệu từ Bộ Xây dựng, đến nay đã có trên 50 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà thương mại sang nhà xã hội quy mô xây dựng khoảng 34.000 căn hộ, tổng mức đầu tư 20.000 tỷ đồng. Đây cũng sẽ là một nguồn cung dồi dào cạnh tranh với loại nhà ở thương mại cùng phân khúc. Vì thế, nhưng ông chủ dự án nhà thương mại đều phải đánh trúng xu hướng thị trường này bằng nhiều cách làm khác nhau.
Trong thời gian qua, khá nhiều đơn vị thay đổi lại chiến lược kinh doanh của mình bằng cách này hay cách khác để thâu tóm lại các dự án, rồi chuyển hướng đầu tư sang loại hình căn hộ bình dân. Thị trường Tp.HCM có thể kể đến chuỗi dự án Cheery của Hoàng Quân, hay Sunview của Đất Xanh,…
Mới đây, Đất Xanh tung ra thị trường sản phẩm SunView Town ở quận Thủ Đức, theo giá bán mà đơn vị này đưa ra là khoảng từ 10.9 triệu/m2, các căn hộ lại có diện tích từ 46 m2 đến 101 m2, giá trị các căn hộ dự án này phần lớn là dưới 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Công ty CP May Tiến Phát, thành viên Sacomreal cũng vừa công bố ký hợp đồng mua bán cho hơn 100 khách hàng mua căn hộ nhà xã hội tại dự án Carillon Apartment.
Hay tại thị trường Hà Nội, đại gia Lê Thanh Thản được mệnh danh là người làm nhà giá rẻ nhất Thủ đô cũng đang tiếp nối những thành công của mình trong phân khúc này bằng 2 dự án mới tiếp theo. Đó là dự án nhà xã hội 41 tầng trên khu đất mua lại của Coma18 là VP6 Linh Đàm, hay tiếp tục tung ra 600 căn với giá xấp xỉ 12 triệu đồng/m2 ở dự án Kim Văn Kim Lũ.
Có thể thấy, khá nhiều đại gia địa ốc đang đánh đúng vào nhu cầu của thị trường, và những người tiên phong luôn có lợi thế hơn. Tuy vậy, trong “cuộc đua” này mức độ cạnh tranh cũng vì thế mà ngày càng khốc liệt.
Ngoài đánh đúng nhu cầu người mua bằng phân khúc căn hộ bình dân, diện tích nhỏ, giá phù hợp,…để đưa giá trị căn hộ vừa với túi tiền người mua, trong bối cảnh thị trường khó khăn này, nhiều dự án bình dân cũng phải tìm cách để “vợt” khách. Thậm chí đó là những “sự kiện” rầm rộ mà thị trường rất hiếm thấy ở thời điểm sôi động.
Giảm giá bán, cơ cấu lại sản phẩm, hỗ trợ khách hàng tiếp cận tín dụng ngân hàng, hỗ trợ lãi suất, cam kết tiến độ, tặng những phần quà có giá trị, tặng vàng, tặng tiền,...và đến nay là miễn phí quản lý như tại dự án SunView Town, khách mua đều được miễn phí quản lý trong 3 năm.
Kiều Thuật
Theo Trí Thức Trẻ

 [/chitiet]

Thăng Long Mansion: Thiên đường "đắp chiếu" thành.... bãi trông, rửa xe


Khởi công từ năm 2009, dự định hoàn thành vào cuối năm 2013. Thế nhưng, mới triển khai đến tầng 7, Dự án Thăng Long Mansion đã “đắp chiếu” mà không hẹn ngày tái khởi động.


Thăng Long Mansion: Thiên đường "đắp chiếu" thành.... bãi trông, rửa xe
Dự án Thang Long Mansion từng được chủ đầu tư - Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long - là một tổ hợp bao gồm 5 tòa nhà với 2 tòa văn phòng cho thuê 17 tầng, 1 văn phòng cho thuê 21 tầng bên cạnh 2 tòa tháp chung cư cao cấp 30 tầng.

Theo chủ đầu tư, thiết kế của dự án theo phong cách kiến trúc hiện đại, với sự bố trí hợp lý giữa các khoảng không gian tiếp nối giữa các sảnh văn phòng, nhà ở, siêu thị …,  khuôn viên cây xanh và khu vui chơi, giải trí, thể thao trong và ngoài nhà. Hai tòa tháp 30 tầng với 392 căn hộ  được bố trí vuông góc tạo thành điểm nhấn tại nút giao thông Lê Đức Thọ và Hàm Nghi. Với một phong cách kiến trúc độc đáo kết hợp với các tiện nghi cao cấp tạo cho dự án một sức hấp dẫn khác biệt, hứa hẹn trở thành một trong những điểm đến được quan tâm bậc nhất của thủ đô.
Giữa năm 2011, khi thị trường căn hộ có dấu hiệu đi xuống rõ rệt, chủ đầu tư đã có ý định mở bán và căn hộ Thăng Long Mansion và nhiều đơn vị môi giới quảng cáo rao bán với giá cao ngất ngưởng 34 - 37 triệu đồng/m2. Với mức giá này, căn hộ dự án Thăng Long Mansion cao hơn trên dưới 10 triệu đồng/m2 so với những dự án đồng hạng cùng khu vực.

Nhưng vào đúng thời điểm bất động sản bắt đầu "lao dốc", giá cao khiến dự án đã chìm nghỉm. Theo một số nhà đầu tư, số phận của dự án Thăng Long Mansion đã được dự báo trước, không chỉ vì chủ dự án chọn nhầm điểm rơi bán hàng đúng lúc thị trường đi xuống, mà còn vì chủ dự án đã định giá quá cao, khiến căn hộ dự án không được khách hàng quan tâm. Việc dự án ngừng thi công quá lâu được đồn đoán là do chủ đầu tư không thể huy động được nguồn vốn từ khách hàng.
Như vậy, sau gần 4 năm thi công, dự án tổ hợp văn phòng, căn hộ Thang Long Mansion mới xây đến tầng 7 (có tòa mới xây đến tầng 3), rồi “đắp chiếu” đang bị bỏ dang dở dưới nắng mưa và biến thành... bãi trông, rửa xe. Hiện dự án vẫn chưa hẹn ngày tái khởi động.
Thăng Long Mansion: Thiên đường
Dự án từng được hứa hẹn sẽ trở thành một trong những điểm đến đang được quan tâm bậc nhất của thủ đô.

Thăng Long Mansion: Thiên đường
Nhưng hiện dự án đã dừng thi công và nằm "bất động" suốt một thời gian dài

Thăng Long Mansion: Thiên đường
Theo người dân xung quanh, từ nhiều tháng nay ngoài một vài bảo vệ được cử trông coi thì không hề có bóng dáng của bất cứ công nhân nào thi công.

Thăng Long Mansion: Thiên đường
Để tận dụng phần tầng hầm đã được thi công xong, chủ đầu tư đã biến đây thành một bãi trông giữ xe.

Thăng Long Mansion: Thiên đường
Là nơi trông xe cho nhiều công ty quanh khu vực này.

Thăng Long Mansion: Thiên đường
Biển "Nhận trông giữ xe" khá hoành tráng.

Thăng Long Mansion: Thiên đường

Và một phần khác của dự án thì biến thành... điểm rửa xe
Thăng Long Mansion: Thiên đường
Hiện sắt thép trên công trường đã bắt đầu hoen gỉ.

Thăng Long Mansion: Thiên đường
Những khối bê tông của các tầng bị thi công dang dở, nằm trơ trọi giữa trời

Thăng Long Mansion: Thiên đường
Những khối thép mới chỉ được giằng buộc để chuẩn bị đổ bê tông nay bị bỏ dở.

Thăng Long Mansion: Thiên đường
Toàn bộ xung quanh công trình vẫn được quây kín bằng hàng rào tôn. 

Thăng Long Mansion: Thiên đường

Công trình bị bỏ dang dở cũng khiến cho cảnh quan trên con đường Lê Đức Thọ có phần nào đó trông rất lem nhem.
Thăng Long Mansion: Thiên đường

Thăng Long Mansion: Thiên đường
Chưa biết bao giờ dự án sẽ tái khởi động.

Thăng Long Mansion: Thiên đường

Nhóm PV
Theo Trí Thức Trẻ




Indochina Plaza Hanoi bán 11 căn hộ trong 'tháng cô hồn'

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]Chủ đầu tư dự án Indochina Plaza Hanoi cho biết trong tháng bảy âm lịch có tới 11 khách hàng mua căn hộ và thực hiện giao dịch mua bán thành công.

    [/tomtat]
[chitiet]
Điều này cho thấy khi cung (dự án chất lượng, vận hành tốt) gặp cầu (tổ ấm hoàn thiện, tiện ích đầy đủ) thì các giao dịch vẫn diễn ra đều đặn. Tháng 7 âm lịch, vốn là tháng kiêng kỵ bán mua nhất là những tài sản mang tính chất trọng đại có giá trị lớn như là nhà cửa, bất động sản... Nhưng đối với những người có nhu cầu mua nhà để ở thực sự thì đây lại là cơ hội để nhận nhiều ưu đãi và hỗ trợ từ chủ đầu tư.
Dự án IPH bao gồm 2 tháp căn hộ với 386 căn hộ sang trọng, một tháp văn phòng với 18.000 m² diện tích văn phòng hạng A và năm tầng trung tâm thương mại (TTTM) có diện tích 14.000 m2.
Dự án IPH bao gồm 2 tháp căn hộ với 386 căn hộ sang trọng, một tháp văn phòng với 18.000 m2 diện tích văn phòng hạng A và 5 tầng trung tâm thương mại có diện tích 14.000 m2.
Trong tháng 7 âm lịch, ngoài chương trình hỗ trợ lãi suất trong tối đa 18 tháng và cho vay tới 60% giá trị hợp đồng đang được triển khai, Indochina Plaza Hanoi còn tặng 2 năm miễn phí quản lý cho khách. Tuy nhiên, chỉ có 4 trên 11 giao dịch cần tới gói hỗ trợ tài chính. Điều  này cho thấy, yếu tố then chốt để người mua nhà chọn lựa căn hộ an cư không phải là các chương trình khuyến mãi mà là chất lượng của căn hộ, mức độ tiện nghi của cộng đồng họ sẽ sinh sống.
Tại Hà Nội, nghiên cứu thị trường của Savills Việt Nam mới đây cho thấy nhu cầu thực mua để sử dụng đã tạo nên những chuyển biến tích cực cho thị trường căn hộ. Những khách hàng có năng lực tài chính cùng những người có thể nhận được hậu thuẫn từ các ngân hàng sẵn sàng cho vay mua nhà cũng đã cảm nhận được đây là thời điểm  thuận lợi để tiếp cận giấc mơ an cư tại Hà Nội.
Indochina Plaza Hanoi là đại diện duy nhất từ Việt Nam vinh dự nhận Giải Dự án phức hợp có Thiết Kế Nội Thất đẹp nhất Châu Á Thái Bình Dương 2013-2014 trao bởi Giải thưởng BĐS quốc tế.
Indochina Plaza Hanoi là đại diện duy nhất từ Việt Nam vinh dự nhận Giải “Dự án phức hợp có Thiết Kế Nội Thất đẹp nhất Châu Á Thái Bình Dương” 2013-2014 trao bởi Giải thưởng Bất động sản quốc tế.
Theo tiết lộ của chủ đầu tư dự án Indochina Plaza Hanoi, trong số 386 căn hộ tại 2 tòa tháp thuộc dự án thì có tới 90% đã bán cho khách. Thậm chí, ngay trong tháng cô hồn - Tháng 7 âm lịch, Indochina Plaza vẫn thực hiện được 11 giao dịch thành công. “Điều này cho thấy, nhu cầu về nhà ở của người dân vẫn còn rất lớn”, đại diện chủ đầu tư chia sẻ.
Indochina Plaza nằm tại vị trí giao thông huyết mạch nối giữa phía Đông và phía Tây thành phố (trên đường Xuân Thủy giao với Phạm Hùng). Cư dân tại đây có thể di chuyển khá tiện lợi đến các vị trí trung tâm của Hà Nội và chỉ mất 30 phút lái xe ra sân bay quốc tế Nội Bài.
Các tiện ích bể bơi, CLB cộng đồng tiêu chuẩn 5 sao đều dành riêng cho cư dân và miễn phí 100%
Các tiện ích bể bơi, CLB cộng đồng tiêu chuẩn 5 sao đều dành riêng cho cư dân và miễn phí 100%.
Với việc sở hữu căn hộ nằm trong tổng thể chung của một tổ hợp đa chức năng cao cấp, các chủ nhân nơi đây có thể tiếp cận các dịch vụ và tiện ích một cách dễ dàng, nhanh chóng. Từ trung tâm thể dục thể thao, khu Spa, bể bơi, vườn tạo cảnh cho đến khu tổ chức sự kiện, dịch vụ nhà trẻ, khu nhà hàng, khu văn phòng, trung tâm thương mại… đều góp phần nâng cao chất lượng sống của mỗi gia đình. Tất cả những tiện ích này đều thuộc sở hữu chung và đặt dưới sự quản lý của toà nhà, có nghĩa là được dành riêng cho cư dân và mọi cư dân đều được sử dụng miễn phí. Đặc biệt, khối đế (từ tầng 1 đến tầng 5) của khu phức hợp này là TTTM lớn có diện tích 14.000m2 đã khai trương 9/2012 với nhiều cửa hàng phong phú, siêu thị và khu ẩm thực sinh động.
Ngoài ra, dự án này cũng thu hút nhiều chuyên gia nước ngoài (đặc biệt là phương Tây và Nhật Bản) do phong cách nội thất tinh tế, tính thẩm mỹ cao kết hợp hài hòa với công năng sử dụng cùng chất lượng hoàn thiện. Căn hộ IPH đang được nhiều khách thuê ưa chuộng với mức giá trung bình 31,5 triệu đồng một tháng cho căn 2 phòng ngủ. IPH đã vinh dự nhận 3 giải thưởng cạnh tranh nhất khu vực: “Dự án phức hợp có thiết kế nội thất đẹp nhất Việt Nam ”, “Dự án phức hợp có kiến trúc xuất sắc tại Việt Nam ” và là dự án đầu tiên ở Việt Nam được trao giải “ Dự án phức hợp có thiết kế nội thất đẹp nhất Châu Á Thái Bình Dương” vào tháng 5/2013 tại Malaysia.
Theo ông Michael Piro - Giám đốc điều hành của Indochina Land, mô hình căn hộ dịch vụ (Serviced Apartment) đang được triển khai tại IPH đáp ứng mong đợi của nhiều nhà đầu tư trong việc mua thực dùng cũng như cho thuê lại với khả năng sinh lời cao. Thông qua vai trò kết nối đắc lực giữa khách thuê và khách mua nước ngoài của nhà phân phối Vietnam Sotheby’s International Realty, IPH càng có thêm những ưu thế cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Dự án Indochina Plaza Hanoi (IPH) gồm 2 tháp căn hộ với 386 căn hộ sang trọng, một tháp văn phòng với 18.000 m² diện tích văn phòng hạng A và năm tầng trung tâm thương mại (TTTM) có diện tích 14.000 m2.
Minh Trí




 [/chitiet]

Đổ tiền xây trung tâm hành chính

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Nhiều tỉnh thành đang xúc tiến xây dựng trung tâm hành chính của địa phương với tổng vốn lên tới hàng ngàn tỉ đồng.

[/tomtat]
[chitiet]
Các địa phương này đều có cách làm chung là dồn cơ sở hành chính vào một khu vực chung, còn cơ sở cũ thì bán đi để bù đắp chi phí xây trung tâm hành chính hoặc cho thuê, chuyển cho các đơn vị sự nghiệp.
Trung tâm hành chính Bình Dương đang được xây dựng ở khu liên hợp công nghiệp Bình Dương
Trung tâm hành chính Bình Dương đang
được xây dựng ở khu liên hợp công nghiệp
 Bình Dương
Thúc đẩy phát triển đô thị

Chỉ tính riêng trong năm 2013, tỉnh Bình Dương đã có kế hoạch sắp xếp 500 tỉ đồng cho công trình xây dựng tòa nhà hành chính đặt tại thành phố mới Bình Dương (cách TP Thủ Dầu Một 6-7km). Công trình này nằm trong tổng thể khu trung tâm chính trị - hành chính mới trị giá tới 140 triệu USD.
Trung tâm chính trị - hành chính mới của tỉnh Bình Dương được xây dựng từ tháng 11-2010 trong khu liên hợp đô thị - dịch vụ rộng 1.000ha. Tổng diện tích trung tâm rộng hơn 20ha, được UBND tỉnh Bình Dương giao cho Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp - TNHH một thành viên (Becamex IDC) thực hiện theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Trung tâm gồm một nhóm công trình, trong đó nổi bật là tòa tháp cao 21 tầng sẽ là nơi làm việc tập trung các cơ quan của tỉnh.
Theo kế hoạch, sẽ có hàng chục cơ quan cấp tỉnh của Bình Dương sẽ chuyển từ TP Thủ Dầu Một về tòa tháp trung tâm này, gồm cả Tỉnh ủy và các cơ quan Đảng. Bên cạnh đó còn có một số tòa nhà độc lập là nơi làm việc của các cơ quan trung ương có chi nhánh tại Bình Dương. Ngoài tòa tháp trung tâm, tỉnh Bình Dương cũng xây dựng một trung tâm hội nghị quy mô lớn tại trung tâm chính trị - hành chính mới, xây dựng công viên và quảng trường với sức chứa hơn 10.000 người... Dự kiến các hạng mục này được hoàn thành trong tháng 10 và 11-2013.
Hiện các hạng mục của khu trung tâm chính trị - hành chính mới đang được tỉnh Bình Dương gấp rút hoàn thành. Ông Lê Thanh Cung - chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - cho biết mục tiêu lãnh đạo UBND tỉnh đặt ra với đơn vị thi công là phải hoàn thành các hạng mục trong năm 2013 để dự kiến sang năm 2014 các cơ quan của tỉnh chuyển về làm việc.
Ông Nguyễn Thành Tài - giám đốc Sở Xây dựng Bình Dương - cho biết đối với trụ sở cũ của các cơ quan sau khi dời đi, UBND tỉnh đang giao cho Sở Xây dựng rà soát để có phương án xử lý thích hợp. Cụ thể, với các sở  đang có trụ sở tại phường Phú Lợi (TP Thủ Dầu Một) sẽ được dùng là nơi làm việc của một số đơn vị sự nghiệp. Trụ sở một số sở ngành khác được tỉnh Bình Dương bán đấu giá hoặc hoán đổi công năng nhằm thu hồi vốn bù đắp chi phí xây dựng trung tâm chính trị - hành chính mới. Đại diện Sở Xây dựng Bình Dương cho biết những nội dung này đang được sở nghiên cứu để tham mưu cho UBND tỉnh chứ chưa có quyết định cụ thể.
Với việc xây dựng và di dời trung tâm chính trị - hành chính, tỉnh Bình Dương cho rằng đây sẽ là một cú hích cho sự phát triển của tỉnh, đặc biệt là khu vực thành phố mới sẽ là đô thị trung tâm của Bình Dương trong tương lai.
Trung tâm hành chính - chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đóng tại phường Phước Trung (TP Bà Rịa) trong khu đất rộng khoảng 20ha, hoạt động từ tháng 4-2012. Trước khi trung tâm hành chính tỉnh dời từ Vũng Tàu về TP Bà Rịa, một số cơ quan ban ngành đã chuyển sang TP Bà Rịa. Tổng mức đầu tư xây dựng trung tâm này hơn 1.000 tỉ đồng (hiện chưa quyết toán). Nguồn vốn đầu tư xây dựng trung tâm - hành chính chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lấy từ ngân sách tỉnh. Một phần ngân sách sẽ thu lại khi tỉnh tiến hành bán đấu giá các khu đất trước đây dùng làm trụ sở các sở ngành tại TP Vũng Tàu.
Theo lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, việc xây dựng trung tâm hành chính - chính trị cũng tạo điều kiện cho TP Bà Rịa phát triển.
Đổ tiền xây trung tâm hành chính (1)
Tòa nhà trung tâm hành chính Đà Nẵng đang được xây dựng
Bán công sản tạo nguồn vốn
Chính quyền TP Đà Nẵng đã quyết định bỏ ra hơn 1.700 tỉ đồng để đầu tư xây dựng tòa nhà 34 tầng trên khu đất rộng hơn 23.000m2 tại địa chỉ 24 Trần Phú (Q.Hải Châu). Đây chính là “đầu não”, trung tâm hành chính của chính quyền TP Đà Nẵng trong tương lai, sức chứa lên đến hơn 1.500 người. Dự kiến cuối năm nay, sau khi hoàn tất phần xây dựng thì toàn bộ sở, ban ngành của TP Đà Nẵng sẽ tập trung chuyển về tòa nhà này.
Theo một lãnh đạo TP Đà Nẵng, hầu hết trụ sở các sở, ban ngành của TP hiện nay là nhà công sản từ thời bao cấp, kiến trúc lạc hậu, sau thời gian sử dụng nay đã xuống cấp. Các trụ sở này đều nằm rải rác ở nhiều nơi, gây khó khăn cho tổ chức, công dân khi liên hệ công việc. Trung tâm hành chính được xây dựng sẽ là nơi làm việc tập trung của văn phòng HĐND, UBND và các sở ngành TP. Công trình này được xây dựng từ ngân sách nhà nước bằng cách chuyển quyền sử dụng đất nhà công sản và công sở trên địa bàn.
Cuối tháng 7-2013, chính quyền TP Đà Nẵng đã ra thông báo về việc bán đấu giá một loạt công sở nhà nước gồm trụ sở các sở Tư pháp, Y tế, Công thương, LĐ-TB&XH, Viện Nghiên cứu kinh tế và trụ sở của Thanh tra TP. Theo kế hoạch, các công sở sẽ được bàn giao cho bên mua chậm nhất cuối tháng 6-2014. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Công Lang - giám đốc Công ty Quản lý nhà Đà Nẵng, đến nay vẫn chưa bán đấu giá thành công một công sở nào để lấy tiền xây dựng trung tâm hành chính TP.
Tương tự, UBND tỉnh Lâm Đồng đã lên kế hoạch bán và cho thuê 19 biệt thự, năm nhà ở tại Đà Lạt hiện đang được trưng dụng để làm công sở nhằm tạo kinh phí xây khu hành chính tập trung với diện tích sàn 56.000m2 (trên diện tích đất 3,5ha) thuộc đường Trần Phú (Đà Lạt). Công trình này có tổng vốn đầu tư 1.014 tỉ đồng. Đây là một khu hành chính quy mô lớn dành cho toàn bộ sở, ban ngành của Lâm Đồng. Dự kiến bàn giao cho chủ đầu tư vào quý 1-2014. Theo tính toán sơ bộ, đợt bán và cho thuê biệt thự, nhà công sản sẽ giúp tỉnh Lâm Đồng có hơn 455 tỉ đồng đầu tư cho khu hành chính tập trung.
Theo thông tin từ Trung tâm Quản lý nhà Đà Lạt, sau nhiều lần chào giá đến nay vẫn chưa có nhà đầu tư quyết định mua hoặc thuê các biệt thự công. Nguyên nhân là do giá bán và cho thuê quá cao, trong khi thị trường nhà đất đang đóng băng. Các cơ quan điều phối việc bán biệt thự công tại Đà Lạt như Sở Tài chính, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm Quản lý nhà Đà Lạt đang có kiến nghị điều chỉnh giá bán, cho thuê các căn biệt thự để đẩy nhanh tiến độ.
Theo Bá Sơn - Đ.Nam - Mai Vinh - Đông Hà
Tuổi Trẻ 

 [/chitiet]

Mua đất đã thế chấp sổ đỏ: Lợi thì có lợi, nhưng…

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Không am hiểu về luật pháp, nhất là liên quan tới các giao dịch đảo chấp, giải chấp, hợp đồng ba bên..., khả năng người mua "tiền mất tật mang" rất cao.


    [/tomtat]
[chitiet]


Trong xu hướng tìm mua các BĐS giá rẻ của những người có nhu cầu bức thiết về nơi ở, sản phẩm nhà đất đã bị thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng là một trong những lựa chọn của họ. Giá rẻ hơn giá thị trường đáng kể, thủ tục mua bán đã có ngân hàng chỉ dẫn, nhưng chỉ những ai trong cuộc mới thấy nhiều rủi ro đang chờ.
Ngân hàng – "kho" thế chấp
Vợ chồng chị An (cùng làm trong một công ty về truyền thông) đã "để mắt" tới một mảnh đất khá ưng ý và phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính của mình, cách trung tâm Hà Nội chừng 9km về phía Tây. Mảnh đất này đã được chủ sở hữu dùng sổ đỏ thế chấp vay tiền ở ngân hàng. Tuy nhiên, mảnh đất chính chủ sổ đỏ có diện tích tổng cộng 110m2, người mua chỉ mua 40m2, với giá 1,8 tỷ đồng.
Vay ngân hàng 700 triệu đồng, đáo hạn vay, đến nay nhà chị An còn nợ ngót 1 tỷ đồng (cả gốc và lãi). Ngân hàng hướng dẫn: bên mua lập 1 tài khoản tại ngân hàng, sau đó ký thỏa thuận 3 bên (ngân hàng, chủ đất và người mua); tiền thanh toán của bên mua gửi vào tài khoản (coi như được dùng để giải chấp sổ đỏ); cuối cùng, thực hiện hợp đồng công chứng bán đất với sự tham gia của ngân hàng.
Tuy nhiên, theo ông Lâm, chuyên viên tài chính của một tổ chức tín dụng có uy tín, sự vụ này cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định giao dịch. Về lô gic, không ai dại gì cầm cố sổ đỏ trị giá 3-4 tỷ để vay 700 triệu đồng từ ngân hàng (trừ trường hợp bất khả kháng). Người mua đất thế chấp kiểu này nên bình tĩnh, tìm hiểu kỹ hơn về khoản vay của chủ nhà là bao nhiêu? Với mục đích gì? Ngân hàng đó thuộc dạng gì (TMCP hay trực thuộc NHNN)? Khả năng "đi đêm" giữa chủ đất và chi nhánh, nhân viên phụ trách giao dịch cho vay?
Anh Minh, từng chật vật trong 3 tháng để mua bán thành công một mảnh đất 40m2, tách sổ đỏ từ 200m2 ở Cầu Diễn, chia sẻ kinh nghiệm: người mua cần "soi" thật kỹ nội dung chi tiết các hợp đồng liên quan tới việc lập tài khoản, tách sổ (gửi tiền vào 1 tài khoản ngân hàng với mục đích gì? Khi thực hiện tách sổ đỏ, tài khoản tiền đó ở trạng thái nào?).
Nếu ngân hàng đóng dấu vào văn bản cam kết để đảm bảo giao dịch giữa người mua và người bán thì không phải lo nghĩ (vì ngân hàng muốn tránh nợ xấu). Nếu giao dịch không thành công, khách mua có thể yêu cầu phía ngân hàng trả tiền và bồi thường theo văn bản giao kết.
Tuy nhiên, thực tế chứng minh, rất hiếm trường hợp ngân hàng trả tiền bồi thường cho khách, nếu không thực hiện đúng cam kết. Vậy nên, thị trường BĐS mới có cảnh khách mua, ngân hàng, người bán cùng "thi gan" chờ… phát mãi tài sản thế chấp.
"Nắm dao đằng lưỡi"
Thực chất, giao dịch dạng này là đảo chấp tài sản trong ngân hàng. Cơ sở pháp lý chắc chắn nhất cho người mua là sổ đỏ hiện nằm trong ngân hàng, vì sổ này đã được Phòng TN&MT rà soát, kiểm tra. Còn lại, rủi ro tiềm ẩn chủ yếu nằm ở khả năng chủ nhà sẽ "lật kèo": rút sổ đỏ dựa vào tài khoản cầm cố của khách, nhưng sau đó phá giao dịch. Vậy nên người mua bắt buộc phải tìm hiểu rõ nguồn gốc, thời gian sinh sống của chủ đất. Bên cạnh đó, ngoài giấy viết tay thỏa thuận giữa bên mua và bên bán, người mua cần có mặt ở mọi khâu thực hiện thủ tục đảo chấp (của chủ nhà) với ngân hàng, đặc biệt là thời điểm lấy sổ và làm giải chấp tại phòng TN&MT sở tại.
Như vậy, quy trình không hề đơn giản theo lối tư duy thông thường của người dân. Điểm mấu chốt chính là giữa hai bên mua – bán đất có cơ sở pháp lý (giấy tờ, hợp đồng, cam kết làm chứng…) để đảm bảo sau khi rút sổ thành công phía người bán không "giở trò bẩn". Có người nhận định "mua đất thế chấp như nắm dao đằng lưỡi" cũng không sai. Theo đó, khoảng thời gian rủi ro nhất là từ lúc giải chấp xong đến lúc ra được sổ đỏ sang tên người mua (đất đang tranh chấp, không tách được sổ đỏ cho người mua, tiền của khách coi như bị chiếm dụng).
Cách giải quyết đưa ra là sử dụng lệnh phong tỏa tài sản. Theo đó, người mua thương lượng kí hợp đồng với ngân hàng để phong tỏa tài khoản tiết kiệm. Tài khoản này chỉ được giải tỏa nếu: thứ nhất, giao dịch mảnh đất thành công (sau khi kí hợp đồng chuyển nhượng ở phòng công chứng), tài khoản tiết kiệm sẽ thuộc về ngân hàng; thứ hai, mảnh đất giao dịch không thành công, hoặc tới trước khi hai bên hoàn thành hợp đồng chuyển nhượng đất, tài khoản tiết kiệm vẫn bị khóa, sau đó tùy điều kiện mà rút ra hoặc mua BĐS khác.
Không nên tin nhân viên ngân hàng hoàn toàn

Vì mục đích của ngân hàng là thu hồi thành công nợ, nên có những "góc khuất" nhân viên tín dụng, cán bộ ngân hàng không nói cho khách biết. Người mua đất thế chấp cần lưu tâm các vấn đề: tình trạng pháp lý của mảnh đất (có tranh chấp, lấn chiếm…); tình trạng thừa kế của mảnh đất (những người có liên quan); tình hình khoản nợ (ngoài khoản nợ đó ra còn khoản nào khác, có bảo lãnh thêm cho khoản vay khác không… nhiều con nợ còn bảo lãnh cho người khác vay tiền dựa trên mảnh đất thế chấp của họ); các điều khoản cam kết trong hợp đồng: trình tự các bước, các trường hợp phát sinh khi không thể tách sổ, công chứng, khi giải chấp ai là người giữ sổ






Theo Nguyễn Cảnh




 [/chitiet]

Bi kịch đại gia trốn nợ

[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Có thời điểm người dân Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội chỉ cần bán 100m2 đất thổ cư, với giá từ 40-50 triệu đồng/m2, là có trong tay 4-5 tỉ đồng, đủ để xây biệt thự, mua xe hơi.

    [/tomtat]
[chitiet]
Ngôi nhà được gán nợ với giá 12 tỉ đồng của đại gia S.

Thế nhưng chỉ 2 năm trở lại đây, từ trên mây xanh, nhiều người rơi thẳng xuống địa ngục.

Có những người trước đây được gọi là “đại gia” khi có vài trăm mét đất mặt đường, nhà biệt thự, xe hơi đắt tiền, thì nay nợ đến 30-40 tỉ đồng, phải lặng lẽ lên tận Lạng Sơn, Hà Giang hoặc đi miền Nam trốn nợ.

Đổi đời thời đất lên giá

Chỉ cách đây vài năm, khu vực ven đô xã Yên Nghĩa còn thuộc huyện Hoài Đức là một vùng quê thuần nông, người dân chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Trong xã phần lớn là nhà cấp 4, chỉ có những gia đình buôn bán hoặc làm nghề phụ mới xây được nhà mái bằng. 

Nhưng từ năm 2008, khi dự án khu đô thị của Tập đoàn Nam Cường bắt đầu triển khai, cùng với quy hoạch đường vành đai 4 nằm vắt ngang đường Lê Văn Lương kéo dài, đất Yên Nghĩa sốt sình sịch mỗi ngày. Biệt thự, nhà cao tầng đua nhau mọc lên, cuộc sống người dân cũng thay đổi hẳn. Họ bỏ hẳn ruộng đất, đồng điền bấy lâu, thành người phố thị, thành những “đại gia chân đất” có trong tay cả chục tỉ đồng. 

Bà chủ quán nước cuối đường Lê Văn Lương kéo dài, thuộc địa phận phường Yên Nghĩa, kể: “Nếu các chú đến đây vào cuối năm 2011, thì con đường này xe hơi để hai hàng dài cả cây số. Một gốc đa có tới 6 chiếc xe tranh nhau để, như buộc trâu ngày trước”. Nhiều người mua xe chỉ để làm vật trang trí, cho đủ vế của câu “nhà lầu, xe hơi”. Đấy là chưa kể đến các loại xe máy đắt tiền, nhiều thanh niên mới nứt mắt mà đi học đã “cưỡi” SH, Liberty… 

Khi đồng tiền không còn là mồ hôi, công sức thì nó lại bộc lộ những mặt trái. Nhiều người bỏ hẳn ruộng vườn, đàn ông thì rơi vào cờ bạc, lô đề, phụ nữ thì ăn trắng mặc trơn không chịu lao động. Có những thanh niên đánh cả vạn điểm lô coi như trò tiêu khiển, mở một bát xóc đĩa được tính bằng mét vuông đất hay chỉ ngồi quán trà đá chơi “đầu đít” một lúc mà có người thua tới cả trăm triệu đồng.

Đi đôi với nó là dịch vụ cho vay nặng lãi, cầm đồ mọc lên như nấm sau mưa. Chỉ cần bản photocopy chứng minh thư và hộ khẩu hoặc sổ đỏ nhà đất (không cần công chứng) là có thể đặt để thuê một chiếc ôtô hoặc vay cả tỉ đồng. 

Một người từng làm nghề tín dụng đen cho biết: “Trên thực tế, người vay viết giấy thuê ôtô hoặc giấy vay lãi thì phải viết thêm giấy bán ngay chiếc ôtô đó. Nếu chiếc ôtô trị giá 500 triệu đồng, thì họ được cầm về 300-350 triệu đồng. Khoản tiền còn lại được tính theo lãi ngày nên chẳng bao lâu là đủ 500 triệu, bắt đầu lãi mẹ đẻ lãi con. Chỗ thân quen nhất cũng phải vay với mức từ 2-3% mỗi ngày. So với lãi suất ngân hàng thì chỉ 7 ngày là đủ, còn lại 23 ngày là chủ tín dụng đen bỏ túi”.

“Đại gia” thành con nợ khổng lồ

Khi thị trường bất động sản đóng băng, đất không bán được, nhiều “đại gia” rơi vào cảnh bi đát. Đó là trường hợp của đại gia Trần Văn C, dù mới hơn 30 tuổi nhưng đã có thời điểm đầu tư hàng chục tỉ đồng cho cửa hàng vật liệu xây dựng với hơn 10 đầu xe cùng đội quân hàng chục người bốc vác. Ngoài ra C còn đầu tư vào bất động sản với 3-4 mảnh đất trong tay. Nhiều người đã phải thán phục trước tài sản kếch sù của đại gia “tuổi trẻ tài cao”. 

Thế nhưng đến tháng 10.2011, C tuyên bố phá sản, không biết nợ nần thế nào nhưng cửa hàng ngừng hoạt động, đất đai lần lượt phải gán nợ. Hiện nay, sổ đỏ của gia đình đã nằm trong ngân hàng và nhiều sổ đỏ của người nhà, bạn bè C đã mượn để gán vào ngân hàng không biết đến khi nào mới trả được.

Cùng chung cảnh nợ nần chồng chất là Nguyễn Văn S - Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản “ĐL”. Sau khi phất lên từ bất động sản, S tiêu tiền bằng quyển, nên được mọi người kính nể gắn cho mác “đại gia”. Sẵn tiền, S quyết định xây một ngôi biệt thự hoành tráng 4 tầng, diện tích mặt sàn trên 200m2, chỉ riêng tiền thuê thiết kế đã hết 200 triệu đồng, dự toán xây dựng lên tới 3 tỉ. Thế nhưng ngôi nhà đang trong thời gian thi công thì S vỡ nợ, mọi tài sản dần đội nón ra đi. Ngôi nhà đang xây được định giá cả nhà, cả đất là 12 tỉ đồng cũng không thấm vào đâu. 

Còn nhiều đại gia khác cũng đang rơi vào cảnh nợ ngập đầu. Nếu như trước đây “một bước lên xe hơi, một bước xuống nhà hàng” thì nay các đại gia đang co ro, nhiều khi cả tháng không thấy ló mặt ra đường, nằm trên giường nghĩ về những ngày vinh hoa, phú quý đã qua.

Khổ cả người thân

Hệ lụy tất yếu là hàng trăm gia đình đứng trước nguy cơ mất cả cơ nghiệp, hàng chục người đã phải bỏ quê hương mà đi vì gánh nặng nợ nần. Các đại gia huy động đâu ra số tiền lớn như vậy? 

Ông Nguyễn Văn Vui - tổ trưởng tổ dân phố 11, phường Yên Nghĩa - cho biết: “Tiền nào thì cũng từ đất mà ra cả thôi, hiện nay có rất nhiều gia đình ở địa phương đã cho mượn sổ đỏ để thế chấp và đứng tên vay ngân hàng cho các đại gia. Khi các đại gia vỡ nợ cũng là lúc họ vướng vào cảnh nợ nần”. 

Ban đầu lấy sổ đỏ gia đình thế chấp ngân hàng vay tiền đầu tư vào bất động sản, thấy lời tức thì, các đại gia tiếp tục huy động vốn bằng cách thỏa thuận với anh em, bạn bè, mượn sổ đỏ của họ rồi thế chấp ngân hàng lấy tiền mua đất. Ngoài số tiền lãi phải trả ngân hàng, những người cho mượn sổ cũng được hưởng số tiền tương đương lãi ngân hàng. 

Trên thực tế, nhiều đại gia nói vay 1 tỉ nhưng khi báo nợ thì số tiền vay lên đến vài tỉ, gia đình nào đất rộng có thể lên đến hàng chục tỉ. Khi vỡ nợ, các đại gia không còn khả năng thanh toán, đẩy số nợ lại cho khổ chủ. Nhưng thực tế các gia đình này mỗi tháng cũng chỉ được chục triệu tiền lãi từ sổ đỏ cho mượn thì làm gì có tiền tỉ mà trả ngân hàng, đành bấm bụng bán tháo đất lấy tiền chuộc sổ. 

Có những gia đình đứng trước nguy cơ không thể trả nổi vì số tiền ngân hàng lớn hơn giá trị mảnh đất. Còn các đại gia thì máy luôn trong tình trạng ngoài vùng phủ sóng và bặt vô âm tín. 

Có những người chẳng biết chạy đi đâu, đành đến từng nhà xin khất nợ bởi: “Cháu không muốn thế mà do thời cuộc nó thế. Giờ nhà cháu cũng chẳng còn thì lấy đâu trả các cô, các chú, các bác”. Nghe đại gia nói mà nóng máu, phát điên bởi tự nhiên mình thành con nợ hàng tỉ đồng. Nhưng xét cho cùng thì “cũng chẳng làm gì được” - ông Nguyễn Văn Bút, 60 tuổi, bức xúc nói.

Nếu chỉ nhìn bề ngoài thì những vùng ven đô, nhà cửa đang mọc lên san sát, có vẻ như đời sống người dân đang được cải thiện. Thế nhưng bên trong nó là những khoản nợ khổng lồ đang đè lên vai những người dân trước đây chỉ quen với việc “một nắng hai sương” trên đồng ruộng. Dù có nhà cao tầng để ở nhưng họ lại phải đối mặt với những khoản nợ hàng tỉ đồng không biết khi nào mới có thể trả được. Cứ tình hình thế này rồi vỡ nợ “cả làng”. 

“Không chỉ các đại gia phá sản mà nhiều gia đình sẽ rơi vào cảnh mất cả cửa nhà, dù mình chẳng phải là người chơi bời, thế mới khổ” - một người dân chua xót nói.

Theo thống kê bỏ túi của người dân, cứ 10 gia đình ở phường Yên Nghĩa thì có tới 6-7 gia đình rơi vào cảnh nợ nần trực tiếp hoặc gián tiếp. Không công ăn việc làm, không có thu nhập ổn định nên việc tới thời hạn phải trả nợ ngân hàng là điều không thể đối với họ. Vì vậy, nhiều nhà đành phải cắt đất bán, có những gia đình đã phải phá nhà 3-4 tầng, cắt đất bán tới 4-5 lần vẫn không đủ trả nợ. Bi kịch ấy hằng ngày vẫn đang bao vây lấy người dân vùng ven đô, không biết khi nào mới có lối thoát.

Theo Thành Nam




 [/chitiet]