Vụ lùm xùm tại dự án Tricon Towers lên báo nước ngoài
[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]
Sự kiện chủ đầu tư dự án Tricon Tower "ẵm" tiền bỏ trốn không chỉ được báo giới trong nước quan tâm mà ngay cả nhiều hãng tin lớn của Mỹ, trong đó có hãng tin AP cũng bám sát đưa tin.
[/tomtat]
Khi “bong bóng” trên thị trường BĐS bắt đầu vỡ, Edward Chi vẫn hứa hẹn với các nhà đầu tư rằng dự án xây dựng các căn hộ hào nhoáng của họ vẫn đang đi đúng hướng. Doanh nhân này thậm chí còn "hùng hồn" tuyên bố ông sẵn sàng bán các BĐS của mình tại California để hoàn trả tiền cho khách hàng, nếu việc xây dựng dự án bị trì hoãn.
Thế nhưng, thật trớ trêu thay, vị giám đốc đã "nuốt" lời và "chuồn thẳng" sau khi có cuộc họp đầy cam go với khách hàng, bỏ lại sau lưng những cọc móng hoen gỉ và ít nhất 128 nhà đầu tư giận dữ. Nhiều người trong số này đã góp vốn tới 150.000 đôla Mỹ, với mong muốn sẽ trở thành chủ nhân của những căn hộ hiện đại khi dự án hoàn thành.
Hiện, phía cảnh sát cho biết họ vẫn chưa thể tìm ra tung tích của Edward Chi. Còn theo phóng viên AP, họ đã cố gắng liên hệ với ông Chi theo số điện thoại ở California mà ông đăng ký khi xin giấy phép kinh doanh cũng như qua gia đình và đồng nghiệp cũ của ông nhưng đều không thể liên hệ được.
Edward Chi chỉ là một trong số hàng chục nhà đầu tư đổ xô vào thị trường BĐS Việt Nam cuối những năm 2000, khi nhà nước khuyến khích các ngân hàng cấp tín dụng cho các nhà đầu tư và chủ dự án nhằm kích cầu kinh tế. Nhiều chủ đầu tư không hề có kinh nghiệm về BĐS vẫn khởi công dự án rầm rộ. Thị trường trở nên sôi động hơn khi giới đầu cơ vào cuộc để tìm cách thâu tóm dự án và kiếm lời nhanh. Đây là nguyên nhân khiến giá BĐS tăng vọt.
Và hậu quả là, "đột nhiên tất cả dừng lại... hàng loạt những dự án ngừng thi công, đắp chiếu khắp nơi", ông Marc Townsend, Giám đốc điều hành của Công ty CB Richard Ellis Group cho biết.
Bài học kinh nghiệm từ rất nhiều quốc gia cho thấy, giá nhà khi đã giảm thì cũng không kém lúc tăng. Cách đây 3 năm, năm 2010, nền kinh tế Việt nam đã phải chứng kiến sự tuột dốc "không phanh" của giá BĐS. Có những nơi, giá nhà đất giảm tới 50%, hàng loạt dự án dừng vô thời hạn. Trong khi đó, các ngân hàng thì không mặn mà cho vay bởi gánh nặng nợ xấu. Vì vậy, vẫn không ai biết khi nào thị trường hồi phục.Trải dài trên các con đường của thủ đô Hà Nội là những tòa nhà trọc trời, những khu phức hợp dang dở. Các chủ đầu tư bỏ trốn ngày càng nhiều. "Chúng tôi đã bị lừa" là câu nói đầy cay đắng của ông Trần Thanh Hải, một khách hàng đã góp vốn 180.000 đôla Mỹ để mua căn hộ 210 m2 tại dự án Tricon Towers.
Nhiều công ty môi giới BĐS cũng đang sống trong trạng thái lo sợ rằng những chủ đầu tư dự án khác rất có thể sẽ gây ra một cú sốc tương tự. Chính phủ hiện đã thành lập một công ty quản lý tài sản để mua các khoản nợ xấu nhưng ít người tin rằng biện pháp này đủ mạnh để "cứu" thị trường.
Các ngân hàng dường như vẫn không muốn chấp nhận thua lỗ, vẫn thích che giấu các khoản cho vay của mình và đánh cược vào khả năng kinh tế toàn cầu phục hồi sẽ giúp giá BĐS tăng. Hai năm sau khi khủng hoảng trở nên rõ ràng, vẫn chưa có khoản nợ xấu nào được bán và quy mô số nợ này trong hệ thống vẫn chưa có con số chính xác.
“Để thay đổi cần phải thừa nhận vấn đề hiện hữu nhưng ở đây người ta chưa nhận ra rằng đang có vấn đề”, Sameer Goyal, điều phối viên ngành tài chính và kinh tế tư nhân của ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết.
Edward Chi là một cái tên vốn nổi tiếng trong giới kinh doanh và đầu tư tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trước khi bỏ trốn vào năm ngoái. Một nhân viên môi giới BĐS cho biết, trước khi bước vào BĐS Chi chỉ kinh doanh bảo hiểm.
Công ty Minh Việt mà Edward Chi đảm nhận chức chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc hầu như không gặp khó khăn gì để thu hút nhà đầu tư khi ra mắt dự án tại Hà Nội khoảng giữa năm 2009. Khi ấy, dự án Tricon Towers được vẽ ra là những tòa tháp 44 tầng “siêu hiện đại”, với 734 căn hộ và sẽ giao nhà cuối năm 2011.
Không chỉ nhận tiền đặt cọc của dự án Tricon Towes, Minh Việt sau đó còn tiếp thị và nhận tiền đặt cọc cho một dự án thứ hai nhìn ra vịnh Hạ Long, một điểm du lịch ở phía Bắc. Nhưng việc xây dựng dự án này lại chưa hề được tiến hành.
Một số người nếu có hoài nghi về uy tín của Chi lại bị đánh lừa bởi đối tác nước ngoài danh tiếng của Edward Chi. Chi đã được Coldwell Banker nhượng quyền và luôn sử dụng thương hiệu của hãng BĐS Mỹ trong quá trình quảng bá dự án. Tuy nhiên, phía Coldwell Banker cho biết đã hủy hợp đồng nhượng quyền với Chi năm 2012 và từ chối bình luận thêm.
Một trong các nhà đầu tư, kỹ sư 37 tuổi Nguyễn Ngọc Tuấn đã đóng 180.000 đôla, gồm 80.000 đôla tiền tiết kiệm và 100.000 đôla vay ngân hàng với thế chấp là hợp đồng mua căn hộ tương lai với Minh Việt nói: "Lương của tôi và vợ tôi không đủ để trả lãi ngân hàng. Tôi đã đề nghị ngân hàng đóng băng khoản vay nhưng họ không đồng ý. Tôi sẽ không tiếp tục trả lãi nữa vì chúng tôi không có đủ tiền để nuôi gia đình."
Ông Trần Thanh Hải, một nhà đầu tư khác cũng bị mắc lừa với công ty Minh Việt cho biết, "Vào cuộc họp với khách hàng ngày 12/7/2012, ông Chi đã hứa sẽ trả lại tiền cho khách hàng bằng cách bán ngôi nhà của ông ở California nếu cần thiết. Tuy nhiên, chúng tôi kiểm tra trên Internet thì được biết, ngôi nhà đã được bán nhiều lần kể từ năm 2006 và chủ sở hữu cuối cùng không phải là Edward Chi".
Hiện dự án này mới thi công xong phần hầm và móng và bỏ hoang, sắt thép đã hoen gỉ. Khu nhà trưng bày mô hình dự án trên đại lộ Thăng Long cũng bị bỏ hoang. Trụ sở Công ty CP Đầu tư Minh Việt đi thuê cũng đã bị tháo dỡ bảng tên.
Tuệ Minh
[/chitiet]
0 nhận xét: